Đơn giản hóa trải nghiệm Web3 với Chain Abstraction: Đường tới quyền tự chủ trong thời đại kỹ thuật số

13 min read
To Share and +4 nLEARNs

Original post: https://learnnear.club/embracing-web3-through-chain-abstraction-a-path-to-digital-self-sovereignty/

Tiềm năng tuyệt vời của các công nghệ và hệ sinh thái phi tập trung là trao quyền tự chủ, quyền sở hữu cho tất cả các cá nhân tham gia. Tuy nhiên, các ứng dụng (dApps) và hệ sinh thái trong môi trường blockchain phi tập trung cùng sự nổi lên của hàng loạt giải pháp Layer 2 khác nhau đã làm phân mảnh trải nghiệm sử dụng, gây khó khăn cho người dùng phổ thông.

Vậy để thực sự khai thác tiềm năng của Web3 , chúng ta cần đơn giản hóa trải nghiệm người dùng và thúc đẩy việc hỗ trợ quyền tự chủ trong thời đại kỹ thuật số.

Các vấn đề phức tạp của Web3

#1 Xử lý dữ liệu

Các ứng dụng phi tập trung hiện tại (dApp) có một vấn đề rõ ràng: hầu hết đều không thực sự phi tập trung và không thân thiện với người dùng. Hiện tại người dùng phải biết cách sử dụng hàng loạt các sàn giao dịch, quản lý nhiều loại tài khoản và nhiều loại phí gas khác nhau, đây là rào cản rất lớn giữa thực tế đầy phức tạp của ứng dụng web3 hiện tại và lý tưởng ban đầu của chúng .

Sự phức tạp này không chỉ ngăn cản việc áp dụng web3 tới người dùng phổ thông mà còn giới hạn các dapp trong một tập người dùng nhỏ và tách biệt, khác xa với tầm nhìn về web3 dân chủ hóa.

Vậy sự phức tạp này đến từ đâu? Hã cùng quay lại vấn đề cơ bản và hiểu cách Web3 xử lý dữ liệu. Web3 thay đổi hoàn toàn cách quản lý và lưu trữ dữ liệu, chuyển từ cơ sở dữ liệu tập trung sang môi trường phi tập trung nơi dữ liệu được bảo mật bằng bằng chứng mật mã và hoàn toàn được sở hữu bởi người dùng.

Cách tiếp cận dữ liệu của Web3, với sự nhấn mạnh vào tính phi tập trung và xác thực mật mã, mang tới những thách thức cho các chiến lược quản lý dữ liệu truyền thống.

#2 Tính mô đun

Xu hướng hiện tại của Web3 hướng tới tính mô-đun, bao gồm việc chia chức năng blockchain thành các lớp riêng biệt như lớp đồng thuận(settlement), lớp khả dụng dữ liệu (data availability) và thực thi (execution), nhằm mục đích nâng cao khả năng mở rộng. Các công nghệ như Layer 2, Optimistic rollup hay ZK, sidechain là một trong các cách tiếp cận mô-đun này.

Tuy nhiên, điều này khiếntrải nghiệm của người dùng và nhà phát triển trở nên phức tạp , làm phân mảnh hệ sinh thái trên nhiều blockchain và dẫn đến tình trạng phân tán về thanh khoản, ứng dụng và người dùng.

Với các nhà phát triển, việc này đồng nghĩa với tình thế tiến thoái lưỡng nan khi phải giới hạn với một blockchain cụ thể, thu hẹp phạm vi tiếp cận người dùng của dự án.

Vậy trừu tượng hóa có khắc phục được các vấn đề trên?

Đầu tiên hãy hiểu trừu tượng (abstraction) là gì. Đây là một khái niệm cơ bản giúp đơn giản hóa sự phức tạp bằng cách che giấu những chi tiết không cần thiết, cho phép người dùng tập trung vào chức năng hơn mà không bị sa lầy vào những thứ phức tạp dưới hạ tầng.

Nguyên tắc này rất quan trọng trong lập trình hướng đối tượng, vượt ra ngoài việc phát triển phần mềm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai logic phức tạp trên nhiều lĩnh vực khác nhau bằng cách cung cấp giao diện đơn giản hóa để tương tác.

Tính trừu tượng đóng một vai trò quan trọng trong phát triển phần mềm bằng cách đơn giản hóa sự phức tạp của việc xây dựng ứng dụng. Cho phép các nhà phát triển tập trung vào chức năng quan trọng trong ứng dụng của họ thay vì tốn thời gian vào những chi tiết vụn vặt.

Bằng cách trừu tượng hóa phần mã nguồn phức tạp thành các thành phần dễ quản lý hơn, nhà phát triển ứng dụng có thể tăng tốc quy trình làm việc, giảm thiểu lỗi, qua đó tập trung vào phát triển dự án với hiệu suất cao hơn.

Tính trừu tượng không chỉ hợp lý hóa quá trình phát triển mà còn thúc đẩy sự đổi mới bằng cách giải phóng các lập trình viên khám phá những ý tưởng và giải pháp mới, xây dựng dựa trên các thành phần trừu tượng hiện có để vượt qua ranh giới mà phần mềm của họ có thể đạt được.

Vậy logic này có thể được mở rộng sang blockchain không?

Chain Abstraction – Trừu tượng hóa blockchain đề cập đến việc đơn giản hóa trải nghiệm người dùng bằng cách che giấu các cơ chế phức tạp của blockchain. Chiến lược này nhằm mục đích nâng cao khả năng tiếp cận và thúc đẩy việc áp dụng rộng rãi hơn với giao diện trực quan, dễ sử dụng, dẫn tới kết quả là sự tăng trưởng người dùng đáng kể của NEAR đã được thúc đẩy với việc tập trung vào trừu tượng hóa blockchain từ 2018.

Tầm nhìn của Chain Abstraction

Chain Abstraction cho phép người dùng tương tác với các dapp một cách liền mạch mà không cần phải hiểu sự phức tạp của blockchain hoặc quản lý các tài sản crypto khác nhau.

Mục tiêu là làm cho việc tương tác với blockchain trở nên trực quan như sử dụng bất kỳ ứng dụng thông thường nào, qua đó giảm bớt rào cản sử dụng và khiến web3 được áp dụng rộng rãi hơn.

Mục tiêu chính của việc trừu tượng hóa blockchain trong hệ sinh thái Web3 là gì?

Correct! Wrong!

NEAR Protocol là một trong các ví dụ cho việc triển khai thành công việc trừu tượng hóa blockchain, thể hiện tiềm năng của ý tưởng này trong việc tăng đáng kể mức độ tương tác cho người dùng. Bằng cách trừu tượng hóa blockchain, NEAR cho phép người dùng thực hiện các giao dịch và tham gia vào nền kinh tế kỹ thuật số trên các mạng khác nhau thông qua một giao diện đơn giản và thống nhất. Qua đó nâng cao khả năng sử dụng và giúp không gian Web3 tiếp cận được nhiều đối tượng hơn, góp phần vào sự phát triển và đa dạng của hệ sinh thái.

Chain Abstraction tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các ứng dụng đa chuỗi bằng cách cho phép các nhà phát triển tập trung vào việc tạo ra trải nghiệm người dùng chất lượng cao thay vì bị hạn chế bởi các vấn đề kỹ thuật của một blockchain cụ thể.

Cách tiếp cận này khuyến khích sự đổi mới và hợp tác trong cộng đồng Web3, hướng tới tương lai nơi danh tính và tài sản kỹ thuật số thể được quản lý và giao dịch liền mạch trên nhiều nền tảng blockchain khác nhau, qua đó thống nhất sự phân mảnh của hàng loạt các hệ sinh thái blockchain hiện tại.

Các ứng dụng của Chain Abstraction

Bằng chứng không có kiến ​​thức (ZKP) là một cách tuyệt vời để kích hoạt tính năng trừu tượng hóa chuỗi. ZKP giới thiệu cơ chế có thể xác minh tính chính xác của thông tin mà không cần tiết lộ thông tin đó.

Hãy tưởng tượng bạn đang bước vào một hộp đêm và để chứng minh rằng bạn đủ tuổi uống rượu hợp pháp, bạn chỉ cần cho xem năm sinh của mình thay vì các thông tin nhạy cảm khác (Tên, Địa chỉ, Số An sinh Xã hội…). Đó là một ví dụ thực tế về ZKP. Bây giờ hãy mở rộng nó sang các mạng blockchain.

Theo truyền thống, tính bảo mật và tính toàn vẹn của các giao dịch blockchain dựa vào mạng lưới của các validator phi tập trung.

Điều này đòi hỏi một cơ chế đồng thuận, trong đó nhiều bên sẽ xác thực các giao dịch, đảm bảo tính đúng đắn của giao dịch và do đó duy trì sự tin cậy của mạng lưới.

Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi mức độ tin cậy nhất định đối với các validator và thường dẫn đến việc tiêu thụ tài nguyên đáng kể do việc tính toán cần thiết để đạt được sự đồng thuận yêu cầu các validator phải xử lý mỗi giao dịch nhiều lần.

ZKP cho phép một máy tính xác nhận rằng các quy tắc hoặc điều kiện nhất định đã được đáp ứng mà không tiết lộ dữ liệu cơ bản hoặc yêu cầu sự đồng thuận từ nhiều validator.

Qua đó giảm đáng kể sự phụ thuộc vào mạng lưới của các validator phi tập trung, cho phép thực hiện các quy trình xác thực hợp lý, nhanh và hiệu quả.

Bằng chứng không kiến ​​thức (ZKP) góp phần bảo mật các giao dịch blockchain như thế nào?

Correct! Wrong!

Thông qua ZKP, nhà phát triển có được sự linh hoạt để khởi chạy các blockchain mới với yêu cầu tài nguyên thấp hơn nhiều, vì họ không còn cần phải thiết lập và duy trì một mạng lưới validator phân tán để cùng xác thực giao dịch.

Khi các blockchain ngày càng áp dụng công nghệ ZK, việc xuất bản bằng chứng ZK trên blockchain có thể xác minh các giao dịch trên nhiều chain khác nhau lại dẫn tới không thể nào thay đổi trạng thái của một blockchain mà không ảnh hưởng các blockchain liên quan khác.

Vậy NEAR triển khai Chain Abstraction như thế nào?

NEAR đang thúc đẩy Chain Abstraction bằng cách phát triển hệ sinh thái lấy người dùng làm trung tâm nhằm đơn giản hóa trải nghiệm blockchain. Từ 2018, NEAR đã ưu tiên khả năng sử dụng, khả năng mở rộng và mô hình tài khoản linh hoạt, nhằm mục đích cung cấp các ứng dụng chính thống có tiềm năng thu hút hàng tỷ người dùng. Nền tảng này đã phát triển để hỗ trợ đầy đủ Chain Abstraction, cho phép trải nghiệm liền mạch trên blockchain và ứng dụng khác nhau.

Các thành phần chính trong phương pháp tiếp cận của NEAR bao gồm cơ sở hạ tầng blockchain có thể mở rộng, hạ tầng hỗ trợ hàng tỷ tài khoản hoạt động trên mạng lưới và hệ thống bảo mật mạnh mẽ.

Hạ tầng này có các giải pháp mạnh mẽ về Tính khả dụng dữ liệu (DA), zkWASM phát triển cùng Polygon Labs để làm quá trình xác thực ZK hiệu quả hơn, kết hợp với EigenLayer cho giải pháp cross chain finality, qua đó giúp các L2 triển khai các giao dịch Web3 nhanh hơn và rẻ hơn nữa. Các yếu tố này đảm bảo một môi trường an toàn và có thể mở rộng cho hàng loạt ứng dụng phi tập trung.

NEAR còn cho phép trừu tượng hóa chuỗi thông qua Account aggregation (tính năng tài khoản tổng hợp), cho phép người dùng quản lý và tương tác với hàng loạt blockchain khác nhau với một tài khoản duy nhất. Sự đơn giản hóa này còn ở lớp dữ liệu của NEAR khi hỗ trợ nhiều loại kiến ​​trúc blockchain, qua đó đảm bảo quyền truy cập dữ liệu nhất quán, an toàn và ổn định.

Ngoài ra, lớp intent relayer có trong hạ tầng của NEAR tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động phức tạp trên nhiều blockchain, nâng cao khả năng tương tác và trải nghiệm người dùng.

BOS – Giao diện người dùng phi tập trung trên NEAR cung cấp giao diện thống nhất để khám phá và tương tác với các ứng dụng Web3, kết hợp cùng hạ tầng Account Aggeration giúp hợp lý hóa trải nghiệm người dùng bằng cách loại bỏ nhu cầu chuyển đổi mạng hay phải trả phí các loại phí gas riêng biệt cho từng mạng lưới.

Trao quyền cho người dùng với quyền tự chủ

Ngoài việc đơn giản hóa trải nghiệm người dùng, Chain Abstraction còn phù hợp với mục tiêu rộng lớn hơn là quyền tự chủ kỹ thuật số. Trong một thế giới nơi dữ liệu cá nhân và tài sản kỹ thuật số ngày càng có giá trị, khả năng kiểm soát và quản lý danh tính và tài sản kỹ thuật số của một người trở nên tối quan trọng. Web3, với tính chất phi tập trung, cung cấp một khuôn khổ để người dùng đạt được mức độ kiểm soát này, không bị ràng buộc và chịu rủi ro của các hệ thống tập trung.

Quyền tự chủ đảm bảo các cá nhân có thể kiểm soát dữ liệu, tài sản và danh tính của mình, bảo vệ quyền riêng tư, tài sản khỏi việc bị khai thác bởi các bên tập trung.

Khái niệm này rất quan trọng để ngăn chặn hành vi vi phạm quyền riêng tư và thúc đẩy các tương tác kỹ thuật số an toàn theo điều kiện của riêng mỗi người. Biến nền kinh tế kỹ thuật số thành một không gian công bằng hơn, giảm thiểu sự mất cân bằng quyền lực và thúc đẩy một môi trường dân chủ – người dùng tự do tương tác và giao dịch mà không cần lo ngại bị kiểm soát.

Cách NEAR tạo điều kiện cho quyền tự chủ

NEAR tạo điều kiện cho quyền tự chủ thông qua một nền tảng phi tập trung, được thiết kế để cung cấp cho người dùng quyền kiểm soát các tương tác kỹ thuật số của mình.

Bằng cách trừu tượng hóa sự phức tạp của công nghệ blockchain, NEAR giúp người dùng tương tác với dApps dễ dàng mà không cần phải có kiến ​​thức chuyên sâu về các hạ tầng blockchain ở dưới. Cách tiếp cận này không chỉ nâng cao khả năng sử dụng mà còn đảm bảo người dùng có thể quản lý tài sản kỹ thuật số và danh tính của họ một cách liền mạch trên nhiều ứng dụng và nền tảng khác nhau.

Cam kết của NEAR đối với phần mềm nguồn mở và phát triển các công cụ thân thiện với người dùng như siêu ứng dụng ví và giao diện người dùng phi tập trung (BOS) tiếp tục trao quyền cho người dùng, tạo điều kiện cho trải nghiệm kỹ thuật số tự chủ phù hợp với đặc tính của Web3 và tầm nhìn rộng hơn về Web mở – Open Web.

Tính năng nào của NEAR hỗ trợ hoạt động liền mạch trên nhiều blockchain và ứng dụng khác nhau?

Correct! Wrong!

Con đường phía trước

Con đường dẫn tới việc áp dụng Web3 rộng rãi và hiện thực hóa tầm nhìn về quyền tự chủ trong môi trường kỹ thuật số còn nhiều thách thức. Đòi hỏi nỗ lực phối hợp từ các nhà phát triển, người dùng và các bên liên quan trong toàn hệ sinh thái, bằng cách tập trung vào các ứng dụng thân thiện với người dùng giúp loại bỏ sự phức tạp của công nghệ blockchain, chúng ta có thể mở ra cánh cửa Web3 tới người dùng phổ thông toàn thế giới.

Hành trình hướng tới mạng Open Web – mạng internet phi tập trung, trao quyền cho người dùng đang được tiến hành. Thông qua các nguyên tắc của Chain Abstraction – trừu tượng hóa chuỗi và tập trung vào việc đơn giản hóa trải nghiệm người dùng, chúng ta có thể đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang Web3 và qua đó, trao quyền sở hữu cho các cá nhân trong môi trường kỹ thuật số.

Tầm nhìn về một mạng Internet mở, an toàn hơn và lấy người dùng làm trung tâm hơn đang nằm trong tầm tay, hứa hẹn một tương lai nơi mọi người đều có quyền kiểm soát dữ liệu và tài sản của mình trong môi trường số.

Please login to see this form


Generate comment with AI 2 nL
6

1 thought on “Đơn giản hóa trải nghiệm Web3 với Chain Abstraction: Đường tới quyền tự chủ trong thời đại kỹ thuật số”

  1. The post helps me better understand the infrastructure that Near is working on .

    Show replies

Leave a Comment

Hire AI to help with Comment

To leave a comment you should to:


Scroll to Top
Report a bug👀