Giao thức NEAR là gì?

(10 nL)
22 min read
To Share and +4 nLEARNs

Kết quả nhận được: Hiểu được cơ bản cách mà NEAR hoạt động từ góc nhìn của người dùng.

NEAR là một nền tảng ứng dụng phi tập trung (decentralized application – dApps) chạy trên công nghệ chuỗi khối (blockchain) thông qua giao thức NEAR. Blockchain này hoạt động trên hàng trăm máy tính khắp thế giới, được tổ chức mà không cần cấp phép, hoạt động hiệu quả, đủ an toàn để tạo ra một lớp dữ liệu mạnh mẽ và phi tập trung cho một thế hệ web mới.

Tầm nhìn của NEAR là một nền tảng lý tưởng để chạy ứng dụng mà có thể truy cập vào hệ thống chia sẻ, bảo mật của tiền, định danh và dữ liệu sở hữu bởi người dùng. Kết hợp sức mạnh của hiệu ứng network, điện toán phi máy chủ (serverless compute) và lưu trữ phân tán (distributed storage) thành một nền tảng mới.

Vì vậy, trước khi tìm hiểu kĩ hơn, hãy cùng tìm hiểu về một vài cột mốc lịch sử và xem các nền tảng công nghệ blockchain đã phát triển như thế nào trong những năm qua.

Sự phát triển của công nghệ blockchain

Bắt đầu từ khi Satoshi Nakamoto phát hành whitepaper Bitcoin vào tháng 10 năm 2008, thế giới đã bắt đầu làm quen với sức ảnh hưởng của công nghệ blockchain. Trong vòng 1 thập kỷ qua, blockchain đã trải qua ba giai đoạn phát triển.

Thế hệ 1: Tiền ảo (Bitcoin)

Bitcoin là một ví dụ hoàn hảo về thế hệ đầu của blockchain. Mục đích của blockchain là trở thành một hệ thống thanh toán trực tuyến đơn giản. Bắt đầu như là “tiền kỹ thuật số” (internet’s currency), Bitcoin đã trở thành nằm trong nhóm tài sản được săn đón nhất. Tuy nhiên, đã có một vấn đề nghiêm trọng phát sinh với BTC. Nó không thể kiểm soát được những giao dịch phức tạp mà có nhiều lớp dữ liệu và logic được đính kèm cùng.

Thế hệ 2: Ethereum và nền tảng Smart contract.

Ethereum mở ra nền tảng công nghệ blockchain thế hệ thứ hai với Smart contract  (hợp đồng thông minh). Cuối cùng thì các nhà phát triển đã có thể lập trình các giao dịch phức tạp thông qua những hợp đồng thông minh này, và có thể tạo ra các ứng dụng phi tập trung (decentralized application – dApps). Thông qua dApps, ứng dụng của blockchain ngày càng tăng cao.

Tuy nhiên, công nghệ này ngày càng gặp phải nhiều khó khăn khi tăng trưởng. Vấn đề lớn nhất mà các blockchain này đang gặp phải là về khả năng mở rộng (scalability). Ví dụ, Bitcoin có thông lượng là 7 giao dịch/ giây, trong khi đó Ethereum chỉ có thông lượng là 25 giao dịch. So sánh với Paypal (115 giao dịch/ giây) và Visa (1 700 giao dịch/ giây) thì Ethereum kém hơn khá nhiều.

Công bằng mà nói, Ethereum và Bitcoin đã cố gắng sửa chữa những vấn đề về khả năng mở rộng với các giải pháp layer-2 như lightning network, raiden, plasma, … Ý tưởng ở đây là tạo ra một lớp nữa trên blockchain giúp cho giao thức chính có thể ủy thác các công việc lặp lại phức tạp.

Tuy nhiên, có hai vấn đề phát sinh với sự điều chỉnh này. Thứ nhất, các giải pháp layer-2 này vẫn chưa nhận được sự chấp thuận từ công chúng. Thứ hai, giải pháp này phá vỡ cấu trúc nguyên gốc của giao thức, gây ra nhiều ảnh hưởng lâu dài.

Đây chính là lúc thế hệ thứ 3 xuất hiện

Thế hệ 3: NEAR

NEAR là một ví dụ về blockchain thế hệ 3, với mục đích giải quyết vấn đề về khả năng mở rộng và cho phép cả người dùng, nhà phát triển sử dụng toàn bộ tính năng của smart contracts và công nghệ blockchain. Thay vì phải dựa vào công nghệ layer-2, NEAR phá bỏ ý tưởng rằng mỗi node tham gia vào hệ thống mạng phải chạy tất cả các mã dẫn tới tắc nghẽn và làm chậm tất cả giải pháp khác.

Để giải quyết này, NEAR sử dụng một công nghệ rất phổ biến trong cơ sở dữ liệu – sharding. Nếu được thực hiện đúng cách, nó sẽ cho phép dung lượng mạng được mở rộng đồng thời số lượng node tăng lên, vì thế, theo lý thuết sẽ không có bất cứ một giới hạn về dung lượng mạng. Điều thú vị nhất là gì? Sharding là một công nghệ mở rộng layer-1.

Sharding là gì?

Trong một cơ sở dữ liệu, đôi khi bạn phải xử lý nhiều dữ liệu phức tạp. Việc này cản trở đáng kể hiệu suất và thông lượng, nó còn làm cho toàn bộ quá trình trở nên kém hiệu quả. Đây là lúc Sharding xuất hiện.

Sharding thực hiện phân vùng ngang trong cơ sở dữ liệu (horizontal partition) của bạn và phân chúng thành các bảng nhỏ hơn để dễ quản lý.

 

Vậy tại sao lại là một phân vùng ngang mà không phải là phân vùng dọc?

Hãy xem bảng dưới này:

A B A*B A/B
1 1 1 1
2 2 4 1
3 3 9 1
4 4 16 1

 

 

 

 

 

Bây giờ nếu chúng ta phân vùng theo chiều dọc:

A B
1 1
2 2
3 3
4 4

 

 

 

 

A*B A/B
1 1
4 1
9 1
16 1

 

Bạn thấy chưa?

Vì phần vùng dọc,bảng biến thành hai bảng hoàn toàn khác nhau.

Ngược lại, điều gì sẽ xảy ra nếu bảng được phân vùng theo nhiều ngang:

Bạn có thấy không? Khi bạn phân vùng bảng theo chiều dọc thì chúng sẽ có khuynh hướng trở thành hai bảng khác nhau hoàn toàn.

Tuy nhiên, nếu chúng ta phân vùng chúng theo chiều ngang:

A B A*B A/B
3 3 9 1
4 4 16 1

Thấy chưa?

Phân vùng ngang biến cơ sở dữ liệu thành các bảng nhỏ hơn với cùng một dữ liệu. Những bảng dữ liệu nhỏ này được gọi là các shards.

Sharding giúp Blockchain như thế nào?

Như chúng ta có thể thấy, ngày càng nhiều node tham gia vào hệ sinh thái của Ethereum và Bitcoin khiến cho toàn bộ quá trình đồng thuận và xác minh ngày càng tốn nhiều thời gian. Vậy thì Sharding đã làm gì để thay đổi điều này?

Sharding phân chia blockchain toàn cầu thành các shards nhỏ hơn để dễ quản lý.

Điều gì sẽ xảy ra với việc kích hoạt các phân đoạn nhỏ này?

  • Trạng thái hệ thống được chia thành các shard
  • Mỗi tài khoản ở một shard, và các tài khoản chỉ có thể giao dịch với tài khoản khác cùng shard.

Nói một cách dễ hiểu, hãy tưởng tượng trường hợp này. Một mạng lưới giả định với 3 node- A, B và C và chúng phải xác minh dữ liệu T. Dữ liệu T bị chia ra thành 3 shard T1, T2 và T3. Thay vì tất cả các node đều làm việc trên T, chúng có thể hoạt động riêng lẻ trên một shard cùng lúc. Như bạn có thể thấy, lượng thời gian bạn tiết kiệm được sẽ tăng theo cấp số nhân.

Không giống như giải pháp sharding khác, yêu cầu các node phải chạy trên các phần cứng ngày càng phức tạp (giảm thiểu khả năng tham gia vào mạng lưới của nhiều người), NEAR cho phép các node cần điều kiện tối thiểu để có thể chạy trên cloud.

Tại sao giải pháp mở rộng như NEAR lại cần thiết?

Gợi ý: Nó không chỉ về tốc độ!

Khi đề cập đến blockchain thế hệ hai và ba, điều thật sự có thể xác định được giá trị nội tại của nó là sự phát triển mạnh mẽ của hệ sinh thái ứng dụng phi tập trung. Chính vì vậy, hầu hết các nền tảng blockchain này luôn trong một cuộc chiến thu hút được càng nhiều nhà phát triển càng tốt.

Tuy nhiên, vấn đề của nền tảng hiện tại là chúng không đủ độ tinh xảo để làm chủ được các ứng dụng chất lượng cao. Vấn đề ở đây là chúng ta có các nhà phát triển luôn cố gắng tạo ra các trò chơi PS4 trên nền tảng tương tự như Windows 98. Cũng vì thế, họ cần thỏa hiệp về toàn bộ chức năng của dApps.

Thêm vào đó, một yếu tố khác cũng cần được chú ý đến. Tốc độ là một tác nhân quan trọng khi đề cập đến khả năng sử dụng ứng dụng. Rốt cuộc tại sao người dùng lại sử dụng một ứng dụng nếu nó hoàn toàn không thể sử dụng được? Các nhà phát triển cần một lượng người dùng sử dụng ứng dụng của họ trước khi nó đạt đến một mức đáng kể.

Đây là lý do tại sao mà một nền tảng blockchain có thể mở rộng như NEAR lại quan trọng đối với việc chấp nhận sử dụng blockchain và smart contract.

NEAR cho phép các nhà phát triển triển khai ứng dụng của họ mà không cần suy nghĩ quá nhiều về cơ sở hạ tầng của nó được vận hành như thế nào hoặc quy mô ra sao, điều này tương tự như các nền tảng cloud hiện đại của Amazon AWS, GCP hay Azure đang vận hành hầu hết các ứng dụng web ngày nay.

Tóm tắt về lịch sử của NEAR

NEAR ra mắt vào mùa hè năm 2018 khi mà Alex Skidanov và Illia Polosukhin quyết định dừng cuộc hành trình kinh doanh của mình trước đó, nếu bạn cảm thấy tò mò thì bạn có thể tìm hiểu thêm về họ ở đây. Không lâu sau đó, Misha đã rời khỏi MemSQL, nhóm đã mở rộng từ vài người thành 9 người chỉ trong vòng 3 ngày vào tháng 8. Nhóm ban đầu bao gồm 7 kỹ sư, Erik phụ trách các hoạt động kinh doanh, trong khi đó Sasha lo việc tìm hiểu thị trường.

Ngày nay, NEAR Collective là một tổ chức khắp toàn cầu, được tạo nên bởi các tổ chức cá nhân cùng với các người đóng góp, họ là những người tự tạo dụng nên nền tảng công nghệ này đến với cuộc sống. Nó không hẳn là tổ chức kinh doanh hay bất cứ thứ gì tương tự. Thay vào đó, hãy nghĩ rằng nó chỉ đơn giản là những nhóm người đang điều hành các dự án về phần mềm mã nguồn mở lớn (open-source software).

Một trong những dự án Collective là viết mã nguồn và thiết lập cài đặt tham khảo (reference implementation) cho mạng lưới mã nguồn NEAR, giống như việc gắn động cơ đẩy vào tàu con thoi. Công việc mà họ cần làm là R&D để giúp cho blockchain đi vào đúng quỹ đạo của nó. Mã cho chuỗi này là mã mở (open source), hay nói cách khác là bất cứ ai cũng có thể sửa chữa hoặc chạy nó.

Điều quan trọng cần phải nhấn mạnh là các mạng lưới như NEAR được thiết kế ra để mang tính phi tập trung hoàn toàn. Nghĩa là chúng hoạt động theo ý của mạng lưới và không bị bên thứ ba kiểm duyệt, đóng cửa hay gây rối, … kể cả các team đầu tiên đã xây dựng nên chúng! Vì thế, ngay cả khi các thành viên của tập thể này bắt đầu thiết lập các cài đặt tham khảo, chúng sẽ nhanh chóng trở nên vô dụng với sự vận hành mạng lưới một khi nó bắt đầu chạy. Trong thực thế, sau khi đã sẵn sàng khởi động, bất cứ ai cũng có thể sửa đổi và chạy mã giao thức NEAR để khởi tạo blockchain của riêng họ bởi vì nó là mã nguồn mở và bất cứ thay đổi nào đều được chấp nhận bởi validator, người mà vận hành nó.

Cách NEAR blockchain hoạt động.

Công nghệ chính là nền tảng cho tiền điện tử. Blockchain là một công nghệ có thể lưu trữ hồ sơ về các giao dịch an toàn trên mạng ngang hàng thay vì lưu trữ chúng tập trung tại một nơi. Các máy chủ độc lập trên toàn thế giới, được gọi là node, tạo ra mạng lưới để vận hành blockchain.

How-NEAR-protocol works

Một trong những khía cạnh xác thực của công nghệ blockchain là sự phi tập trung hóa. Vậy thì tại sao sự phi tập trung hóa lại hữu ích đến như vậy? Hãy cùng tìm hiểu chúng qua góc nhìn của các nhà phát triển và người người dùng nhé.

Nhà phát triển: Trong thế giới kết nối hiện nay, các nhà phát triển thường bị lệ thuộc vào nền tảng đám mây hoặc thậm chí là chính phủ để chắc chắn rằng họ có thể tiếp tục chạy các ứng dụng. Nhưng trong thế giới phi tập trung thì không qua bất cứ trung gian nào.

Người dùng: Tính minh bạch của các ứng dụng phi tập trung cho phép người dùng có thể thấy được mã backend và biết được chính xác ứng dụng đang sử dụng thông tin cá nhân của bạn như thế nào.

Thuật toán đồng thuận (consensus algorithm) NEAR là gì?

Giao thức đồng thuận được sử dụng để đạt được thỏa thuận về một giá trị độc nhất giữa những người tham gia trong hệ thống. Nếu tất cả người tham gia mạng lưới đều đồng thuận với kết quả từ giao thức đồng thuận, các giá trị mới có thể được thêm vào sổ cái và xác minh bởi các node. Tuy nhiên, trong trường hợp có tranh chấp, mạng lưới sẽ tập trung vào tính an toàn hoặc khả tồn tại.

Cơ chế đồng thuận được thực hiện trên NEAR được gọi là Nightshade. Nightshade mô phỏng hệ thống giống như một blockchain duy nhất. Danh sách các giao dịch trong một block được chia thành các phần, mỗi một phần ứng với một chunk. Tất cả các phần được lưu trữ trong một khối. Lưu ý rằng tất cả chunk chỉ có thể xác thực bởi các node mà duy trì trạng thái của shard đó.

Về vấn đề xác nhận giao dịch, một thành phần chủ chốt của NEAR là validator (người xác nhận giao dịch). Những validator chịu trách nghiệm duy trì sự đồng thuận trong giao thức. Validator là các node chuyên dụng cần thiết để giữ cho các máy chủ luôn ở trạng thái trực tuyến 100% trong khi hệ thống luôn cập nhật liên tục.

Dưới đây là một số ý chính mà bạn phải ghi nhớ về validator.

  • NEAR thiết lập validator mỗi epoch mới, bầu chọn theo phương thức staking.
  • Validator có thể đăng kí lại bằng cách tự động đặt cược lại token của họ cộng thêm tiền thưởng.
  • Những validator tiềm năng phải có cổ phần linh động trên một mức nhất định.
  • Có hai phương pháp mà một người xác nhận giao dịch có thể sử dụng để tăng token của họ – mua tokens hoặc vay thông qua ủy nhiệm cổ phần.
  • Tiền thưởng mà bạn nhận được tỷ lệ thuận với tiền cược của bạn. Càng nhiều tiền cược, bạn càng nhận được nhiều lợi nhuận.

Sự đồng thuận dựa trên chuỗi đồng thuận được có trọng số lớn nhất. Nghĩa là khi một block mới được tạo ra, họ gắn thêm chữ ký từ các validator nodes. Trọng số của block là số chữ ký được tạo thành từ block. Trọng số của một chuỗi bằng tổng giá trị của các khối. Ngoài ra, sự đồng thuận còn sử dụng một số hình phạt như điều kiện bổ sung để mức độ bảo mật chuỗi cao hơn.

Môi trường chạy NEAR

Lớp runtime được sử dụng để thực hiện các hợp đồng thông minh và các hoạt động khác được tạo ra bởi người dùng và duy trì trạng thái giữa các lần thực hiện. Nó còn có thể được mô tả từ 3 góc độ khác nhau: đi từng bước qua các scenarios khác nhau, mô tả các thành phần của hệ thống, và mô tả các chức năng runtime có thể thực hiện.

NEAR token là gì?

NEAR token là tài sản gốc của hệ sinh thái NEAR và chức năng của nó được sử dụng cho mọi tài khoản. Mỗi token là một tài sản kỹ thuật số độc quyền giống như Ether, được sử dụng để:

Thanh toán cho tác vụ xử lý giao dịch và lưu trữ dữ liệu.

Chạy một node xác thực như là một phần của mạng lưới bằng cách tham gia quá trình staking.

Giúp xác định tài nguyên mạng được phân bổ như thế nào và định hướng kỹ thuật trong tương lai bằng cách tham gia các quy trình quản trị.

NEAR token cho phép sự phối hợp về mặt kinh tế của tất cả người tham gia, điều hành mạng lưới, đồng thời cho phép tính năng mới dựa trên các ứng dụng được xây dựng trên nền tảng.

Làm thế nào để sử dụng NEAR?

Tài khoản/ Ví

Trước khi bắt đầu dùng NEAR, điều đầu tiên bạn cần làm là tạo một tài khoản NEAR.

Xem video này để hiểu rõ về tài khoản NEAR:

Ví tiền cho phép bạn thực hiện tương tác với các hợp đồng trên blockchain, thiết lập node của bạn, gửi và nhận tiền từ những người dùng khác. Khi bạn đăng ký ID cho tài khoản, bạn sẽ phải cung cấp một cái tên duy nhất. Mặc dù mỗi ví tiền sở hữu độc quyền một cái tên, một người dùng vẫn có thể thiết lập nhiều ví.

Bạn có thể hình dung rằng tài khoản này cũng tương tự như tài khoản Facebook hay Google. Khi bạn đã đăng kí vào một trong số các dịch vụ đó, bạn có thể sử dụng cùng một tài khoản để đăng nhập vào dịch vụ của bên thứ ba. Sự khác biệt giữa khải khoản IDs NEAR và Google chính là dữ liệu, chúng được lưu trữ dựa trên tài khoản ID, vì vậy mà chỉ có chủ sở hữu của ví mới có thể đăng nhập và quản lý được. Ngoài ra, tất cả các thông tin đều được lưu trữ trên mạng được phân tán bởi các node thay vì một máy chủ duy nhất.

Tạo một tài khoản NEAR tại đây: https://wallet.near.org/create

Các thông tin sâu hơn về tài khoản NEAR tại DOCS.NEAR

NEAR Explorer

NEAR Explorer cho phép bạn xem cách tạo lập block trong thời gian thực! Công cụ hữu ích này giúp bạn tìm kiếm các giao dịchtài khoản mà cho phép bạn xem tất cả các hoạt động tương tác giữa người dùng với các hợp đồng thông minh.

 

Làm sao để có NEAR tokens?

Có 4 cách để sở hữu $NEAR

NEAR miễn phí cho người dùng Ethereum

Bắt đầu bằng việc thiết lập ví với một ít NEAR miễn phí cho người dùng Ethereum:
https://faucet.paras.id

Nhận nó

Bạn có thể nhận $NEAR bằng cách tham gia vào chương trình tiền thưởng cho việc phát triển, hay bằng cách tổ chức một cộng đồng giúp mọi người xây dựng trên NEAR, bằng việc giành chiến thắng trong cuộc thi hackathon hoặc những hoạt động khác để trở thành một thành phần nổi trội trong cộng đồng đó. Nếu bạn có thể thu hút nhiều người cho bạn vay token để đặt cược, bạn có thể kiếm $NEAR bằng cách hoạt động như một validator.

Mua

$NEAR có sẵn trên một số sàn giao dịch lớn (xem thêm bên dưới), nơi mà bạn có thể đăng nhập và mua token bằng tiền định danh (fiat currency) hay tiền điện tử.

Các sàn giao dịch được liệt kê trên $NEAR

Bạn có thể xem tổng quan về giá cả và các cặp trên coinmarketcap và coingecko.

https://www.binance.com/en/my/wallet/exchange/deposit/crypto/NEAR

Từ bạn bè

Bạn không nhất định phải có một tài khoản Near mới nhận được NEAR token! Giải pháp “NEAR Drop” cho phép bạn của bạn nạp tiền trước vào một tài khoản mới và gửi cho bạn một đường liên kết để lấy tokens.

Bạn có thể làm được gì với NEAR token?

Chuyển đổi NEAR

Gửi $NEAR qua lại giữa các tài khoản của bạn và một người bạn, kiểm tra các giao dịch trên Block Explorer. Bởi vì phí giao dịch khá thấp mà bạn có thể dễ dàng và nhanh chóng di chuyển một lượng nhỏ $NEAR để thử nghiệm.

Bạn có thể gửi chúng như một món quà thông qua http://redpacket.near.org/

Thử NEAR Drop (Mời bạn bè)

Gửi NEAR drop cho bạn bè khi họ muốn lập tài khoản mới.

Sử dụng các ứng dụng trên NEAR

Để xem danh sách các ứng dụng đang được xây dựng và phát triển trên NEAR, nhấn vào đây

Bạn có thể dễ dàng bắt đầu với việc mua/đăng tải/giao dịch tác phẩm nghệ thuật NFT trên https://paras.id

Truy cập BerryClub để tham gia collective art creation: https://berryclub.io/

Chi phí để sử dụng NEAR (Gas)?

Khi tương tác với NEAR blockchain để cập nhật hoặc thay đổi dữ liệu, những người điều hành cơ sở hạ tầng của blockchain sẽ phải chi một khoản tiền. Đến cuối cùng, một vài chiếc máy tính sẽ xử lý yêu cầu của bạn, và validator chạy những chiếc máy tính này sẽ chi một khoản vốn đáng kể để chúng tiếp tục hoạt động.

Như các blockchain có thể được lập trình khác, NEAR sẽ trả cho những người này bằng cách trả phí giao dịch, hay còn gọi là phí Gas

Nếu bạn đã quen với các nhà cung cấp dịch vụ đám mây web2 (Amazon Web Service, Google Cloud, …), một sự khác biệt lớn ở blockchain đó là người dùng phải trả phí ngay lập tức khi họ tương tác đến một ứng dụng nào đó thay vì những nhà phát triển sẽ trả phí trước cho việc sử dụng các cơ sở hạ tầng. Việc này tạo ra những tiềm năng mới, chẳng hạn như các ứng dụng không còn nguy cơ đóng cửa dài hạn vì cạn kiệt quỹ của các nhà phát triển/ công ty. Tuy nhiên, nó cũng kèm theo một vài vấn đề liên quan tới tính khả dụng (usability). Để xử lý, NEAR cũng đồng thời cung cấp cho các nhà phát triển khả năng chi trả phí Gas cho người dùng, với mong muốn tạo ra một trải nghiệm quen thuộc hơn cho những người đến từ web2.

Khi nghĩ đến Gas, hãy giữ 2 quan niệm này trong đầu:

  1. Gas Units: trong nội bộ, chi phí cho các cuộc giao dịch không được tính trực tiếp trong NEAR token, nhưng thay vào đó sẽ đi qua một giai đoạn trung gian gọi là “gas units”. Lợi ích của gas units là chúng có tính xác định – Cùng một giao dịch sẽ luôn tốn cùng một lượng gas units.
  2. Giá gas: gas units nhân với giá gas nhất định để xác định xem phí của người dùng là bao nhiêu. Giá tiền này sẽ tự động tính toán lại ở mỗi block dựa trên nhu cầu của mạng lưới (nếu block trước cao hơn một nửa, giá sẽ tăng, ngược lại nếu nó giảm, giá gas sẽ không thay đổi nhiều hơn 1% mỗi block), và giá sàn được thiết lập trước bởi mạng lưới, hiện tại là 100 triệu yoctoNEAR. Lưu ý rằng giá gas có thể khác giữa mainnest và testnet. Hãy kiểm tra giá gas dựa vào những con số dưới đây.

Về gas

NEAR có xấp xỉ một giây một block được thực hiện bằng cách giới hạn lượng gas mỗi block. Gas units phải được tính toán cẩn thận để đưa ra một con số dễ nhớ:

10¹² gas units, hoặc 1 TGas (TeraGas)…

≈ 1 phần nghìn giây thời gian tính toán

…nghĩa là mức phí gas thấp nhất là 100 nghìn yoctoNEAR, bằng với khoản phí là 0,1 milliNEAR

1ms này là ước lượng gần đúng, và là mục tiêu hiện tại về cách gas unit được thiết lập trong NEAR. Gas units không chỉ rút gọn được thời gian tính toán/CPU mà còn bao gồm cả bandwidth/network time và storage/IO time. Thông qua cơ chế quản lý, các thông số hệ thống có thể tùy chỉnh, thay đổi việc lập bảng giữa TGas và mili giây trong tương lai, nhưng những điều ở trên vẫn là một khởi đầu khá tốt để hiểu về ý nghĩa của gas units.

Chi phí cho các hoạt động thông thường.

Để bạn có thể hình dung về chi phí ở NEAR, bảng sau sẽ liệt kê một số thao tác phổ biến và cần bao nhiêu TGas để thực hiện, phí sẽ là bao nhiêu tính theo đơn vị milliNEAR, tại mức giá gá tối thiểu là 100,000,000 yN

Tác vụ TGas fee (mN) fee (Ⓝ)
Tạo tài khoản 0.42 0.042 4.2⨉10⁻⁵
Chuyển tiền 0.45 0.045 4.5⨉10⁻⁵
Stake 0.50 0.050 5.0⨉10⁻⁵
Thêm khóa truy cập 0.42 0.042 4.2⨉10⁻⁵
Xóa khóa truy cập 0.41 0.041 4.1⨉10⁻⁵

 

Tôi có thể nhận được NEAR như thế nào?

Stake NEAR của bạn

Mấu chốt cho mô hình Bằng chứng cổ phần (Proof-of-stake, PoS) là Validator được cộng đồng hỗ trợ thông qua việc stacking (khoá các đồng tiền mã hoá để nhận các phần thưởng hay nói cách khác là đặt cọc coin). Validator kiếm được NEAR token như phần thưởng cho việc vận hành các node chạy trong mạng lưới dưới dạng lạm phát tĩnh với 5% mỗi năm, tạo ra những tokens mới trong mỗi chu kì (12 giờ) như thành quả dành cho các Validator.

Các Validator buộc phải duy trì số dư Stake tối thiểu để giữ chiếc ghế Validator của họ. Người giữ Token có quyền đặt cược với một Validator cụ thế mà họ tin sẽ hoạt động tốt cho mạng lưới và cũng sẽ kiếm được một phần trong phần thưởng Token tạo ra bởi mạng lưới. Điều này khuyến khích những người nắm giữa Token ở lại để tham gia với cộng đồng!

Ví NEAR giờ đã có giao diện staking được xây dựng trực tiếp trong bản ứng dụng web

Để Stake:

  1. Chọn “Staking” trong thanh điều hướng (hoặc menu xổ xuống trên bản mobile)
  2. Nhấn “Select Validator”
  3. Chọn một validator
  4. Xác nhận lựa chọn của bạn và tiếp tục ở: “Stake with Validator”
  5. Nhập lượng NEAR bạn muốn đặt vào và nhấn “Submit Stake”

Bạn sẽ cần phải xác nhận 2 giao dịch: một là để chọn validator, còn lại để đặt cọc và staking bằng validator.

Để huỷ stake:

  1. Trong bảng quảng trị  staking (/staking), chọn validator hiện tại của bạn
  2. Nhấn “Unstake” và xác nhận giao dịch

Sau từ 36 đến 48 giờ (3 chu kỳ trọn vẹn), bạn sẽ có thể rút tiền cọc của bạn. Để làm vậy, quay trở về trang validator và nhấn “Withdraw”

Tiếp theo? Vậy làm sao để có thể tương tác với NEAR?

Được rồi, vậy thì tiếp theo sẽ là gì? Nếu bạn đã đọc đến đây, bạn có thể muốn tìm hiểu sâu thêm về giao thức NEAR. Vì vậy, điều tiếp theo bạn nên làm đó chính là kiểm tra NEAR whitepaper. Nếu bạn chưa quen với blockchain và muốn học thêm về công nghệ này, bạn có thể xem video về giải thích cấu trúc của hệ sinh thái blockchain này.
Hãy tham gia Discord của NEAR và xem diễn đàn NEAR nhé.

🏆 Nếu bạn muốn có thêm cơ hội nhận được những món quà hấp dẫn, hãy cung cấp cho chúng tôi những phản hồi hữu ích? Vào đơn phản hồi này.

Generate comment with AI 2 nL
297

1 thought on “Giao thức NEAR là gì?”

Leave a Comment


To leave a comment you should to:


Scroll to Top
Report a bug👀