DeFi trên NEAR

(68 nL)
13 min read
To Share and +4 nLEARNs

Giao thức NEAR là một nền tảng hợp đồng thông minh với đặc điểm thân thiện với người dùng và các nhà phát triển. NEAR cung cấp một nền tảng blockchain có khả năng mở rộng tốt nhằm dễ dàng triển khai các ứng dụng phi tập trung. NEAR bắt đầu được phát triển từ mùa hè năm 2018 bởi Alex Skidanov và Illia Polosukhin. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các ứng dụng DeFi trên NEAR.

Sự phát triển của DeFi

DeFi hay Tài chính phi tập trung là các công cụ tài chính được phát triển dựa trên công nghệ blockchain. Trong khi các công cụ tài chính tập trung đang gặp một số vấn đề như khả năng tương tác với người dùng hay nạn quan liêu thì các ứng dụng của DeFi lại giống như những mảnh ghép Lego mà người dùng có thể kết hợp chúng lại với nhau để tạo nên những công cụ tài chính hoàn toàn mới. Tổng vốn hóa của hệ sinh thái DeFi đã tăng vọt từ 7.40 tỷ đô la vào ngày 22 tháng 6 năm 2020 lên 97.7 tỷ đô la vào ngày 7 tháng 9 năm 2021. Điều đó có nghĩa là giá trị vốn hóa của DeFi đã tăng gần 1220% chỉ trong vòng một năm!

Tính đến thời điểm hiện tại thì tổng giá trị tài sản được khóa (Total Value Locked -TVL) lại trong lĩnh vực DeFi vào khoảng 83.86 tỷ đô la.

Tầm quan trọng thực sự của DeFi

Chỉ xét tới tổng giá trị được khóa trong DeFi thì ta sẽ không thấy được đầy đủ giá trị và ý nghĩa thực sự của nó. DeFi là một mảnh ghép quan trọng trong việc xây dựng nên Open Web và cũng chính DeFi đã đưa nhiều nhân tài tới với hệ sinh thái của Ethereum trong vòng 2 năm trở lại đây. Các hành động vốn phải mất hàng tuần để hoàn thành trong thế giới tài chính truyền thống thì với DeFi chúng ta chỉ mất vài giây.

Tuy nhiên, việc DeFi mang tới sự chú ý lớn tới hệ sinh thái Ethereum cũng đã tạo nên một nhược điểm cho hệ sinh thái này. Do nhu cầu sử dụng tăng đột biến, DeFi chính là nguyên nhân gây nghẽn mạng và phí giao dịch tăng trên Ethereum. Từ đó cũng làm tăng thêm các rào cản cho các nhà phát triển hay những người sáng tạo khi họ muốn tham gia vào hệ sinh thái của Ethereum.

Giao thức NEAR cung cấp một giải pháp khả thi, vừa nhanh hơn lại vừa rẻ hơn so với Ethereum.

DeFi On NEAR Protocol

Bây giờ, chúng ta hãy cùng điểm qua một số dự án DeFi tiềm năng trên hệ sinh thái NEAR.

Rainbow Bridge

Rainbow Bridge là cầu nối giữa NEAR và Ethereum. Nhờ Rainbow Bridge, hầu như tất cả tài sản có nguồn gốc từ Ethereum hiện tại đều có thể sử dụng được trên NEAR. Kể từ khi ra mắt, dự án đã được sử dụng để chuyển đổi hơn 1 triệu đô la giá trị ETH, DAI và các token khác. Cơ sở hạ tầng của Rainbow Bridge có thể dễ dàng thay thế và đảm bảo kết nối giữa NEAR và tất cả các blockchain tương thích với máy ảo EVM như Polygon, BSC, Avalanche, Optimism, Arbitrum, v.v. Đội ngũ phát triển của Rainbow Bridge đang làm việc để mở rộng cơ sở hạ tầng này nhằm hỗ trợ việc tương tác với các blockchain không tương thích với EVM như Bitcoin, Cosmos, v.v.

Một số điểm đáng chú ý về Rainbow Bridge:

  • Người dùng có thể sử dụng Rainbow Bridge trực tiếp thông qua Metamask.
  • Các giao dịch trên NEAR được xác nhận trong vòng chưa tới 2 giây với phí gas rẻ hơn 1 xu.

Cách mà một giao dịch được thực hiện trên cầu nối giữa NEAR<>Ethereum như sau:

  • Tài sản từ Ethereum chuyển tới NEAR mất khoảng 6 phút (tức khoảng 20 blocks)
  • Phí giao dịch ERC20 trung bình khoảng 10 đô la
  • Gửi tài sản từ NEAR trở lại Ethereum mất tối đa 16 tiếng (phụ thuộc vào thời gian xác nhận giao dịch trên Ethereum). Quá trình này tiêu tốn khoảng 60 đô la và phụ thuộc vào phí gas trên Ethereum.

Dự án Rainbow Bridge là một bước tiến quan trọng giúp tăng khả năng tương tác của NEAR với các blockchain khác. Hơn nữa, do giao dịch trên NEAR nhanh hơn và phí cũng rẻ hơn, người dùng của các blockchain khác có thể sẽ thuận lợi hơn trong việc tương tác với các tài sản Ethereum hơn là sử dụng cầu nối trực tiếp từ blockchain đó sang Ethereum.

Ref Finance

Ref Finance là nền tảng DeFi đầu tiên trên NEAR. Phiên bản đầu tiên của Ref có một số điểm tương đồng với Uniswap V2, cùng với việc hỗ trợ nhiều pool hơn, chủ pool có thể tự tùy chỉnh phí giao dịch cho pool và dự án này hoàn toàn thuộc sở hữu của cộng đồng. Mục đích chính của Ref Finance là tập hợp lại các thành phần cốt lõi của DeFi như sàn giao dịch phi tập trung (DEX), các giao thức cho vay, phát hành tài sản phái sinh, v.v.

Ref Finance có ngân quỹ là 35 triệu token REF, trong đó 10% được phân bổ cho quỹ phát triển các dự án sắp tới và 25% cho các hoạt động, sự kiện và quan hệ đối tác liên quan đến cộng đồng trong tương lai.

Các tính năng của Ref Finance:

  • Sàn giao dịch phi tập trung cùng với giao thức tạo lập thị trường tự động (AMM) cho phép việc giao dịch tự động hay swap giữa các token thuộc hệ sinh thái NEAR và các loại token được chuyển đến từ các blockchain khác.
  • Các nhà cung cấp thanh khoản có thể nhận về token REF hoặc một loại token NEP-141 bằng cách stake token thanh khoản.
  • Người dùng cũng có thể stake token REF để nhận thêm REF nếu như họ có ý định giữ REF dài hạn.

Ref là một dự án cộng đồng và đứng sau dự án này là một DAO (tổ chức tự trị phi tập trung). Trong Ref DAO có hai vai trò: hội đồng và ban cộng đồng:

  • Hội đồng: tạo ra các đề xuất và bỏ phiếu cho các đề xuất này. Đề xuất chỉ được thông qua nếu đa số hội đồng đồng ý. Hội đồng sẽ được thay đổi sau khi DAO hoàn toàn đi vào hoạt động.
  • Ban cộng đồng: Ban cộng đồng cũng bỏ phiếu tán thành hoặc từ chối một đề xuất. Hầu hết trường hợp thì hội đồng sẽ tuân theo quyết định của ban cộng đồng.

OIN Finance

OIN là một nền tảng phát hành stablecoin phi tập trung cho phép các dự án phát hành stablecoin mang thương hiệu của riêng họ. Thay vì phải đưa vào whitelist các tài sản thế chấp của họ trên các nền tảng khác, OIN sẽ tạo ra một stablecoin được thế chấp trên NEAR để mở khóa thanh khoản mà không cần bán token NEAR của họ. Các trường hợp sử dụng của OIN là: swap lấy các loại stablecoin chính thống khác, thêm đòn bẩy, bảo hiểm rủi ro, cho vay và rất nhiều tiện ích dành riêng cho hệ sinh thái.

Hiện tại, dòng sản phẩm chính trên OIN là OINDAO. Nó cho phép các dự án tham gia tạo ra nhóm tài sản thế chấp của họ để đúc ra các stablecoin được gắn nhãn thương hiệu của riêng họ. OIN thiết lập quy trình xác thực nhanh chóng cho mỗi giao dịch được khởi tạo trên blockchain thông qua hệ thống bằng chứng Merkle. Họ làm như vậy bằng cách đưa một phần thông tin dẫn tới “giao dịch gốc” trên sổ cái và sử dụng nó để xác thực cơ sở dữ liệu thông tin lớn hơn.

Một số tính năng nổi bật của OIN:

  • Chỉ cần dự án niêm yết quyết định các thông số thì việc đúc stablecoin rất dễ dàng và nhanh chóng
  • Tất cả các hợp đồng thông minh của OIN đều đã được thẩm định kỹ lưỡng
  • Được hỗ trợ về mặt công nghệ khi thiết lập các thông số liên quan tới rủi ro của các hợp đồng thông minh
  • Bạn cũng sẽ được hỗ trợ về mặt công nghệ để swap stablecoin mang thương hiệu của riêng bạn với các stablecoin chính trên Curve và Balancer để mở khóa thanh khoản cho tài sản của bạn

Skyward Finance 

Skyward Finance là một dự án launchpad mã nguồn mở mà các dự án có thể sử dụng để đưa ra thị trường token của họ khi mà token đó chưa có tính thanh khoản. Skyward có một trong những cơ chế định giá tốt nhất, giúp chống lại các cuộc tấn công sybil và các cuộc tấn công bởi các bot. Nền tảng này cho phép định giá tự động và phân phối token cho các dự án được xây dựng trên Giao thức NEAR. Nó thực hiện điều này bằng cách sử dụng phương thức đấu giá phi tập trung mà bất kỳ ai cũng có thể tham gia hoặc rút vốn vào bất kỳ thời điểm nào của cuộc đấu giá. Cách thức đấu giá này cũng giúp chống lại việc thao túng giá, hiện tượng front-run và tấn công sybil. Skyward Finance sẽ phát hành token cho cộng đồng, cho phép người sở hữu loại token này trở thành một phần của nền tảng và kiếm lợi nhuận.

Một số ưu điểm của Skyward Finance

Skyward Finance có một số ưu điểm sau:

  • Các dự án có thể launch token khi chưa có thanh khoản.
  • Cơ chế định giá của Skyward Finance có khả năng chống lại các cuộc tấn công bot và tấn công sybil. Nó cũng giúp ngăn chặn việc thao túng giá.
  • Các dự án có thể gây quỹ bằng bất kỳ token nào và cũng có thể khởi chạy nhiều đợt bán token bao gồm các token khác nhau.
  • Do cơ chế đấu giá của Skyward Finance không bị ảnh hưởng bất kỳ hình thức thao túng giá nào, các dự án và những người sáng lập của họ có thể tối đa hóa vốn dựa trên giá trị thị trường.
  • Các dự án không nhất thiết phải sở hữu token $SKYWARD để tham gia hoặc tạo các cuộc đấu giá.
  • Skyward Finance là dự án mã nguồn mở và permissionless, có nghĩa là các hợp đồng thông minh trên nền tảng này hoàn toàn độc lập.
  • Vì Skyward Finance chạy trên NEAR, nó có thể tận dụng khả năng mở rộng của NEAR và phí giao dịch cũng rẻ hơn so với việc chạy trên các nền tảng blockchain khác.

Câu hỏi: Đâu là nền tảng giúp phát hành stablecoin?

Correct! Wrong!

Meta Pool

Meta Pool là một giao thức staking thanh khoản được xây dựng trên Giao thức NEAR. Các cá nhân có thể dễ dàng stake token NEAR của họ bằng cách sử dụng Meta Pool với các chiến lược stake tự động. Đổi lại, họ sẽ nhận được token “Staked NEAR” mà họ có thể sử dụng trong DeFi NEARverse. Các token stNEAR này cũng có thể được swap trở lại token NEAR ban đầu bất kỳ lúc nào.

Meta Pool đã trở thành một phần thiết yếu trong hệ sinh thái DeFi của NEAR khi nó giới thiệu liquid staking token đầu tiên của NEAR là stNEAR. Mã thông báo stNEAR có thể tích lũy phần thưởng stake và cũng đại diện cho các vị trí stake trên NEAR. Meta Pool cung cấp cho chủ sở hữu token NEAR một nền tảng dễ sử dụng và tạo ra lợi nhuận trong khi tạo ra một mạng lưới phi tập trung. Meta Pool sẽ chạy trên một DAO trên Sputnik V2 – một nền tảng được xây dựng trên NEAR để quản lý các Tổ chức tự trị phi tập trung.

Khi chủ sở hữu token stake NEAR vào Meta Pool, họ cũng sẽ nhận được một số token $META sau mỗi epoch. Mỗi epoch là 12 giờ. Số lượng token $META mà người dùng nhận được dựa trên APY staking trên NEAR (cụ thể là khoảng 10.2% một năm).

Cheddar 

Cheddar là dự án giúp tạo ra một mạng lưới khách hàng thân thiết cho NEAR và hệ sinh thái các ứng dụng phi tập trung của nó. Cheddar thiết lập các quan hệ đối tác chiến lược tích cực thúc đẩy việc sử dụng Giao thức NEAR khi thưởng cho người dùng. Mạng lưới khách hàng thân thiết đã được chứng minh là có thể thúc đẩy người dùng thực hiện các hành động có lợi cho doanh nghiệp. Thông qua Cheddar, token cộng đồng có thể được launch, từ đó cho phép các ứng dụng tăng lòng trung thành của người dùng và thêm nguồn doanh thu mới bằng cách sử dụng cơ chế farming.

Cheddar khác với các nền tảng yield farming khác vì nó cung cấp lợi ích lâu dài cho các HODL-ers thông qua powerUP. Nó cũng thúc đẩy việc sử dụng ứng dụng chéo trong toàn bộ hệ sinh thái NEAR, cho phép người dùng farm ra Cheddar thông qua việc yield farming, cung cấp thanh khoản hoặc sử dụng các dApps.

Cheddar mang tới những lợi ích gì cho hệ sinh thái NEAR

  • Kết nối các dApp – Cheddar tạo ra một liên kết chung giữa các ứng dụng ngoài các token riêng lẻ, từ đó tạo ra một hệ sinh thái trung thành với các dApp trên NEAR.
  • Sự tham gia của người dùng – Cheddar tạo ra sự tương tác lâu dài của người dùng thông qua các biện pháp khuyến khích khác nhau và xây dựng lòng trung thành thông qua các quan hệ đối tác chiến lược.

Nhảy xuyên chuỗi – Cheddar tạo ra sự liên kết giữa các chuỗi và giữ cho người dùng NEAR hoạt động và tương tác tích cực, đảm bảo rằng TVL trên NEAR được giữ nguyên.

Câu hỏi: Đâu là nền tảng giúp xây dựng chương trình khách hàng thân thiết trên NEAR?

Correct! Wrong!

Berry Club 

Berry Club cho phép người dùng tạo các tác phẩm nghệ thuật kiểu pixel có thể chia sẻ được trong khi vẫn có thể thực hiện farming để lấy các token phần thưởng. Berry Club ban đầu là một sản phẩm PoC – Proof of Concept về DeFi nhưng kể từ khi được triển khai nó đã phát triển thành một dự án cộng đồng được rất nhiều người biết đến trên NEAR. Berry Club áp dụng một cách xuất sắc những tính năng của Giao thức NEAR, chẳng hạn như việc thanh toán tự động cho người tạo ra hợp đồng thông minh – điều mà chưa có trên bất kỳ blockchain nào khác.

Nhờ thiết kế độc nhất của NEAR, Berry Club và Berry Farm có thể mang lại lợi ích cho cả người dùng và người tạo hợp đồng thông minh, được thanh toán dưới dạng phần thưởng hợp đồng thông minh cho cả chủ sở hữu và người tạo token. Những lợi ích này phát sinh từ việc tăng cường sử dụng ứng dụng (Berry Club). Cách thức phân phối phần thưởng này không thể thực hiện được trên các nền tảng như Ethereum, ít nhất thì điều này không được áp dụng trong cách triển khai hiện tại của Ethereum. Đây là một lý do khác tại sao người dùng và các nhà phát triển nên thử nghiệm với NEAR.

Câu hỏi: Tên gọi của cầu nối giữa NEAR và Ethereum

Correct! Wrong!

Kết luận

NEAR đang sở hữu một hệ sinh thái DeFi vô cùng thú vị và hứa hẹn còn phát triển hơn nữa trong tương lai gần. Và chúng ta cũng có thể thấy NEAR cung cấp một giải pháp vô cùng mạnh mẽ và hiệu quả, có thể thay thế cho Ethereum.

Generate comment with AI 2 nL
333

Leave a Comment


To leave a comment you should to:


Scroll to Top
Report a bug👀