5 hướng phát triển mới của NFT

(68 nL)
21 min read
To Share and +4 nLEARNs

Giá trị thị trường NFT của các tác phẩm nghệ thuật đã tăng lên hơn 200 triệu đô la vào tháng 3 năm nay trên một số chợ NFT lớn, và từng giảm 50% vào tháng 4. Đối với những người gièm pha NFT thì đây là “sự kết thúc của NFT”. Tuy nhiên, các tác phẩm nghệ thuật chỉ là phần nổi của tảng băng chìm và gần đây chúng ta đang thấy sự xuất hiện của các cách sử dụng NFT mới.

Chúng ta đang chuyển từ việc tạo ra các NFT sang việc sử dụng NFT

Các công cụ dành cho người sáng tạo đã trở nên ngày càng mạnh mẽ hơn. Điều mà hầu hết các nhà phát triển phải triển khai bây giờ là các tính năng trên các nền tảng đúc NFT. Các nền tảng hiện cung cấp giao diện cho người sáng tạo để xác định độ hiếm, cơ chế đấu giá và tỷ lệ tiền bản quyền từ các đợt bán thứ cấp trên Ethereum, Flow, Tezos, NEAR, v.v. Nguồn cung cấp NFT tăng do các công cụ sáng tạo dễ sử dụng.

Hiện tại, thay vì tập trung tìm những cách tốt hơn, dễ dàng hơn để tạo ra NFT thì mọi người đang có những cách thú vị để sử dụng NFT. Bài viết này có mục đích nêu ra 5 hướng mới trong việc sử dụng NFT.

1. Bằng chứng về sự bảo trợ

NFT là chìa khóa dẫn tới việc tạo ra những nội dung và cả cơ hội độc quyền.

Ngày nay, những người sáng tạo sử dụng NFT và các social token để trực tiếp kiếm tiền từ những người hâm mộ của họ. Các NFT và social token này cung cấp cho người hâm mộ quyền truy cập độc quyền vào nội dung, cơ hội và một cách trực tiếp để đầu tư vào những người sáng tạo yêu thích của họ. Trong tương lai, chúng ta sẽ thấy những thử nghiệm mà ở đó NFT và các social token tương tác và sự gia tăng của các dạng tiền điện tử giống như Patreon, Substack hay OnlyFans.

Những ví dụ cụ thể:

  • Thưởng cho những người ủng hộ sớm: Với dự án “Infinite Players“, Jack Butcher đã tạo ra một NFT chia sẻ doanh thu của mình với tất cả những người đã ủng hộ cho những tác phẩm NFT trước đây của anh ấy.
  • Thưởng cho những người ủng hộ sớm bằng quyền truy cập độc quyền vào nội dung: 3LAU cung cấp cho người dùng của anh ấy quyền truy cập độc quyền vào các bài hát chưa phát hành hoặc cơ hội để tương tác với anh ấy. Để đủ điều kiện mua một số sản phẩm trong đợt giảm giá mới nhất của 3LAU, người dùng cần sở hữu 3LAU NFT trước đó. Tương tự, Aku, một nhân vật phi hành gia do Micah Johnson tạo ra, có những NFT mà chỉ những người từng là khách hàng quen của những lần drop NFT trước đó mới có thể truy cập được. Người sáng tạo sử dụng các cơ chế này để thưởng cho những người ủng hộ sớm và tạo ra tiện ích cho NFT của họ.

(Link tweet: https://twitter.com/Micah_Johnson3/status/1383842340700180480)

Những dự đoán cho các ứng dụng NFT trong tương lai gần:

  • Patreon phi tập trung: sẽ không giống Patreon ngày nay, nơi người hâm mộ đăng ký nội dung. Người sáng tạo sẽ sử dụng NFT và social token để tạo ra nền kinh tế xung quanh cộng đồng của họ. Người sáng tạo sử dụng các nền tảng mới sẽ liên tục (1) bán NFT, (2) bán quyền truy cập vào nội dung và hình ảnh dựa trên NFT hoặc quyền sở hữu social token, (3) cho phép thanh toán trực tuyến tới chính họ trong thời gian thực dựa trên các loại token mà người hâm mộ của họ sở hữu , (4) phân phối doanh thu từ việc bán NFT trở lại cộng đồng các thành viên đã tích cực ủng hộ họ. Chúng ta sẽ thấy nhiều thử nghiệm thú vị hơn trong đó NFT và các social token tương tác với người dùng, chẳng hạn như các sự kiện NFT drop chỉ có thể được mua bằng social token của người sáng tạo đó hoặc NFT cung cấp cho người hâm mộ quyền truy cập vào social token được airdrop sau này. Các nền tảng social token như Roll, các nền tảng quản lý cộng đồng dựa trên mã thông báo như Collab.LandMintgate, và các dịch vụ phát trực tuyến thanh toán như UnlockSuperfluid đều sẽ đóng một vai trò trong các ứng dụng theo kiểu Patreon phi tập trung mới.
  • Shopify cho NFT: Các nền tảng đúc NFT hiện tại vận hành theo mô hình của Amazon và chủ yếu làm nổi bật các sản phẩm, không phải người sáng tạo. Các nền tảng NFT mới có thể tuân theo mô hình hướng tới người sáng tạo cho phép người sáng tạo tạo các cửa hàng có thương hiệu của riêng họ để bán NFT. Một số nền tảng cho phép người sáng tạo tạo cửa hàng của riêng họ gần đây đã nổi lên như Mintbase DAORecords.
  • NFT cho các thương hiệu lớn: Các thương hiệu lớn nhất hiện nay như Adidas và các nghệ sĩ như The Weeknd sử dụng các nền tảng đúc NFT như NiftyGateway để bán NFT của họ. Một khi NFT chiếm một phần lớn hơn trong chiến lược của họ, các doanh nghiệp và các nghệ sĩ sẽ muốn có những nền tảng NFT mang thương hiệu của riêng họ.

2. Đồng sáng tạo & Đồng sở hữu

Thay vì đón nhận và sử dụng những nội dung sáng tạo một cách thụ động, người hâm mộ giờ đây có thể tự tạo ra nội dung.

Ranh giới giữa người hâm mộ và người sáng tạo sẽ ngày càng mờ đi. Người hâm mộ sẽ tạo ra thế giới phong phú cho các nhân vật NFT và thay đổi NFT dựa trên những gì họ muốn nhìn thấy hoặc thông qua Tổ chức tự trị phi tập trung (DAO). Người hâm mộ sẽ không còn là người tiêu dùng thụ động. Những người hâm mộ lớn nhất sẽ là một phần của quá trình sáng tạo.

Những ví dụ cụ thể:

  • Cộng đồng xây dựng công cụ cho các bộ sưu tập NFT: Meebits là các nhân vật 3D có thể sưu tập được tạo bởi nhóm Cryptopunk và họ đã có các thành viên trong cộng đồng xây dựng nên những công cụ cho nó, ví dụ như các hướng dẫn về cách chuyển đổi Meebits thành avatar metaverse. Một số thành viên thậm chí còn thành lập các DAO như MeebitsDAO tạo ra các công cụ và hệ thống vận hành để cho phép Meebits làm hình đại diện kỹ thuật số trong metaverse. Tương tự, Axie Infinity đã tạo ra bộ sưu tập các nhân vật được gọi là Axies và cộng đồng có thể tạo các trò chơi của riêng họ tương tác được với các nhân vật này.
  • Những người sưu tập có thể thay đổi NFT mà họ sở hữu: AsyncArt là một nền tảng đúc NFT đã tạo ra các NFT có thể lập trình được và cả âm nhạc. Bằng cách sở hữu một đoạn hoặc một phần nhạc NFT, những người sưu tập có thể thay đổi để biến nó thành độc nhất của riêng họ.

(Link tweet: https://twitter.com/AsyncArt/status/1391124652433428481)

Các dự đoán:

  • NFT Remixing: Người hâm mộ có thể lấy nhạc, tác phẩm nghệ thuật, video, tiểu thuyết, v.v. và “phối lại” chúng để tạo ra những NFT mới đồng thời trả lại tiền bản quyền cho người sáng tạo ban đầu.
  • Thế giới do người hâm mộ tự sáng tạo: Những nhân vật nổi tiếng nhất sẽ trở thành NFT có thể được đưa vào môi trường do người hâm mộ tạo ra. Người hâm mộ sẽ có thể tạo trò chơi cho các nhân vật yêu thích của họ, bật hỗ trợ metaverse để họ có thể đi lại trong vai nhân vật của họ hoặc thậm chí đưa nhân vật vào các tác phẩm sáng tạo mới như phim, tiểu thuyết, âm nhạc, video, v.v. theo cách có thể mang lại thu nhập cho những người sáng tạo. Các nghệ sĩ đã và đang tạo ra NFT với ý tưởng là xây dựng một thế giới trong không gian NFT. Ví dụ, truyện tranh PUNKS đã tạo ra truyện tranh với các NFT Cryptopunks. Người nắm giữ NFT có thể đặt cược hoặc đốt NFT của họ để nhận được token $PUNKS đại diện cho một phần nhỏ của các Cryptopunks được sử dụng trong bộ truyện tranh này.
  • Người hâm mộ có thể thay đổi NFT: Người hâm mộ sẽ có thể độc lập (hoặc cùng nhau) quyết định xem các NFT sẽ trông như thế nào (hoặc nghe như thế nào). Ví dụ: người hâm mộ có thể sở hữu ảnh bìa album của Taylor Swift và thay đổi nền của bức ảnh. Khi NFT trở thành một phần của trò chơi, phim hoặc truyện tranh, người hâm mộ có thể bỏ phiếu về cốt truyện hoặc cách hành xử của một số nhân vật dựa trên NFT.
  • Giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu & doanh thu: Các tranh chấp nội bộ sẽ phát sinh khi việc tạo NFT trở nên phổ biến và phức tạp hơn. Những người sáng tạo hợp tác với nhau để tạo ra NFT có thể sẽ tranh chấp việc phân phối doanh thu và tỷ lệ sở hữu. Một số người sáng tạo có thể tạo các NFT giống nhau trên nhiều nền tảng. Những người khác có thể thay đổi siêu dữ liệu trên NFT. Upshot là một nền tảng để thẩm định NFT và nhiều giao thức khác cũng sẽ được tạo ra để xác minh tính xác thực của NFT, điều tra gian lận đúc tiền và giải quyết các tranh chấp.

3. Danh tiếng & Định danh On-chain

NFT xác định các hành động và lòng trung thành trong quá khứ

Mọi người sẽ nhận được các NFT “không thể chuyển nhượng” dạng như “huy hiệu” dựa trên các hành động họ đã thực hiện. Các NFT mà mọi người sở hữu sẽ là một dấu vân tay duy nhất nhận dạng họ dựa trên các hoạt động trong quá khứ của họ. Lịch sử về danh tiếng này sẽ được sử dụng làm danh tính trên chuỗi để mở ra các cơ hội mới sau này.

Các ví dụ cụ thể:

  • Bằng chứng về hành động trong quá khứ (PoPA): Uniswap hiện cung cấp cho người dùng NFT để chứng minh địa vị của họ. Reality Cards là một thị trường dự đoán cho phép người giữ vị thế lớn nhất ở cả hai phía đặt cược sẽ nhận được kết quả là NFT, cho phép người dùng này xây dựng lịch sử cá cược. POAP là một giao thức cho phép những người tạo sự kiện có thể phân phát các huy hiệu “Bằng chứng tham dự”. Các cuộc gọi từ cộng đồng của Bankless cũng đưa ra NFT để chứng minh sự tham dự
  • Bằng chứng về tư cách thành viên: Giao thức Orca cung cấp tư cách thành viên dựa trên NFT cho các nhóm làm việc như một ủy ban tài trợ cho một giao thức quản trị. Các NFT này có thể được sử dụng làm thông tin xác thực để mở khóa các quyền hoặc hoạt động trên chuỗi, giống như một loại ngân sách mà thành viên có thể yêu cầu tới quản trị viên

Các dự đoán:

  • Danh tiếng trên chuỗi: Các ứng dụng sẽ sử dụng quyền sở hữu NFT như một tín hiệu về chất lượng của người dùng. Người dùng sở hữu các NFT cụ thể sẽ được coi là có tín hiệu cao và sẽ có quyền truy cập sớm hoặc duy nhất vào các ứng dụng mới nhất. Ví dụ: việc người dùng sở hữu một số NFT Uniswap nhất định có thể cho biết họ là nhà cung cấp thanh khoản. Một số giao thức DeFi sẽ cho phép người dùng sở hữu một số NFT nhất định truy cập sớm hoặc giới hạn và họ cũng sẽ có quyền được chi tiêu cao hơn những người không sở hữu các NFT này.
  • Cộng đồng có thể nhận thưởng NFT dựa trên đóng góp: NFT có thể được trao cho các thành viên cộng đồng dựa trên đóng góp của họ. Ví dụ: các NFT có thể được trao cho thành viên tích cực nhất trong việc quản trị, những người đóng góp mã nguồn hàng đầu hoặc thành viên cộng đồng tích cực nhất trong việc góp ý cho các thành viên khác, v.v.
  • Các suất quản trị được quyết định bởi quyền sở hữu NFT: Người dùng chỉ có thể tham gia một ủy ban tài trợ nếu họ có NFT chứng minh rằng họ đã phân bổ tiền trong quá khứ hoặc họ đã hoạt động trong các giao thức quản trị. “Vai trò” trong các server trên Discord cũng có thể dựa trên quyền sở hữu NFT.
  • Điểm tín dụng dựa trên NFT: Nếu người dùng nhận được NFT vì là thành viên tốt trong giao thức cho vay, thì giao thức cho vay có thể mang lại cho họ lãi suất cho vay tốt hơn. Nếu người dùng là thành viên có những hành vi xấu, họ có thể bị gán nhãn tiêu cực. Quyền sở hữu NFT cũng có thể được sử dụng để xác định mức độ tín nhiệm.

4. Nền tảng khám phá & tuyển chọn

Nền tảng để tìm kiếm, khám phá và tổ chức các NFT.

Giống như các trang web vào những năm 1990 trước khi Google xuất hiện, NFT là một loại dữ liệu mới mà chúng ta không dễ dàng tìm kiếm và khám phá. Trong tương lai, sẽ có những nền tảng mạnh mẽ được tạo ra để quản lý, sắp xếp và đề xuất các NFT. Hơn nữa, vì NFTs cũng tạo nên danh tiếng và định danh trên chuỗi (như đã nói ở phần 3), chúng ta có thể tạo ra các mạng xã hội dựa trên quyền sở hữu NFT. Tín hiệu xã hội sẽ là một phần quan trọng trong các tính năng mà chúng ta sử dụng để tổ chức các NFT.

Các ví dụ cụ thể:

  • Mạng xã hội dựa trên quyền sở hữu NFT: Showtime là một nền tảng giống như Instagram dành cho chủ sở hữu và người sáng tạo NFT.
  • Nền tảng tìm kiếm và quản lý NFT: Các nền tảng web truyền thống như eBay hiện đang hỗ trợ NFT trên nền tảng của nó, điều này sẽ hình thành cách mà chúng ta tìm kiếm NFT. Nhiều chợ NFT tồn tại như một thị trường chung như Opensea hoặc được quản lý như Foundation. Có những chợ nằm ngoài hệ sinh thái Ethereum như hic et nunc, MintbaseParas.id. Bạn có thể tìm hiểu thêm từ những tài nguyên tuyệt vời liệt kê đầy đủ hơn về các chợ NFT như tài liệu này của Sean Bonner hoặc tài liệu này của Tech Optimist.

Các dự đoán:

  • LinkedIn của NFTs (ý tưởng: Cuy Sheffield): Khi chúng ta kiếm được “huy hiệu” NFT không thể chuyển nhượng thông qua các hành động trong quá khứ như tham dự sự kiện, bỏ phiếu trong DAO hoặc cung cấp tính thanh khoản trong DeFi, các nền tảng truyền thông xã hội sẽ được phát triển dựa trên các huy hiệu mà chúng ta tích lũy. Chúng ta có thể thấy LinkedIn của các NFT, nơi hồ sơ của chúng ta chỉ đơn giản là một nơi hiển thị tên tuổi một cách trực quan cho mọi người thấy được những đóng góp trong quá khứ. Mọi người có thể được xác định và tuyển dụng dựa trên NFT không thể chuyển nhượng của họ.
  • Công cụ tìm kiếm cho NFT (Amazon, Etsy, v.v.): Chúng ta có thể thấy nhiều công cụ tìm kiếm sản phẩm hơn cho NFT. Cả Amazon và Etsy đều đã có nhiều chủ cửa hàng bán đồ sưu tầm và trong tương lai các nền tảng này có thể hỗ trợ tìm kiếm sản phẩm NFT. Các chợ NFT hiện tại như các chợ được nêu ở phần trên cũng sẽ phát triển các tính năng tìm kiếm, khám phá và đề xuất phức tạp hơn nhằm tăng trải nghiệm người dùng.

5. Tài chính hóa NFT

NFTs cũng là một loại tài sản.

NFTs thể hiện quyền sở hữu đối với tài sản và vì thế chúng có thể được sử dụng trong các giao dịch tài chính. Có nhiều cơ chế mới cho NFT như “phân chia” doanh thu hoặc phân đoạn NFT nhằm làm cho NFT hữu ích hơn như một loại tài sản. Trong tương lai, chúng ta sẽ thấy NFT tăng trưởng theo cấp số nhân như một lại tài sản giống như vàng hoặc tiền pháp định.

Các ví dụ cụ thể:

  • Gây quỹ cho các tổ chức từ thiện và các loại hàng hóa: Người sáng tạo và nghệ sĩ có thể gây quỹ từ thiện thông qua đấu giá NFT. Các tổ chức liên kết với nhau để tạo ra các quỹ liên kết để tài trợ cho các loại hàng hóa trong thế giới thực. Người tạo ra NFT có thể cam kết một phần thu nhập từ đấu giá NFT của họ cho các quỹ và tiền thu được sẽ tự động được thanh toán khi NFT được bán. Giờ đây, khi những người sáng tạo NFT muốn huy động tiền vì một lý do nào đó, họ sẽ có đầy đủ sự minh bạch cho việc số tiền đó sẽ được dùng vào đâu, mục đích gì.

  • Các NFT có thể hoán đổi cho nhau thông qua phân đoạn: NFTX cho phép người dùng gửi NFT vào một nhóm và đúc một token theo chuẩn ERC20. B.20 là một “gói phân đoạn” tác phẩm NFT của tác giả Beeple. $WHALE là một token đại diện cho một nhóm phân đoạn gồm hơn 13.000 NFT ban đầu thuộc sở hữu của một nhà sưu tập có biệt danh là Whaleshark. Rats Vaults cho phép người dùng gửi bất kỳ NFT nào và nhận lại một token (có các vaults đặc biệt dành cho người sở hữu một mã social token cụ thể được gọi là $FWB). Việc đúc các token có-thể-hoán-đổi-cho-nhau với NFT là một chức năng mở khóa theo bước vì các token có thể được sử dụng để kiếm lợi nhuận với các giao thức DeFi, cải thiện khả năng khám phá giá cho các dự án NFT và làm tăng tính thanh khoản cho NFT vì chúng có thể được hoán đổi thông qua một nhà tạo lập thị trường tự động (AMM). Thành viên của các nhóm phân đoạn này có thể có các quyền đặc biệt như khả năng bỏ phiếu về việc mua và bán tài sản trong pool, khả năng thuê các NFT là một phần của pool, khả năng thu cổ tức trên các NFT tạo ra lợi nhuận trong pool, và hơn thế nữa…
  • Phát hành “cổ tức”: Người thu thập có thể nhận được tài sản mới dựa trên NFTs mà họ sở hữu. “Cổ tức” này có thể được phát hành theo cách không chính thức. Ví dụ: một số nhà sưu tập nhận được các NFT mới, được airdrop từ các nghệ sĩ vì họ sở hữu các NFT được nhiều người biết tới và các nghệ sĩ muốn quảng bá tác phẩm của họ cho những nhà sưu tập này. “Cổ tức” cũng có thể dùng để yêu cầu sự tham gia tích cực, như khi Meebits thiết lập quy trình khai thác cho phép những người nắm giữ Cryptopunk đổi lấy các Meebits mới. “Cổ tức” cũng có thể được phát hành trực tiếp như là một loại doanh thu cho người sở hữu NFT. Ví dụ: Yieldguild là một tập hợp các DAO mua tài sản trong các trò chơi NFT (ví dụ: Axies trong Axie Infinity) và sau đó cho người chơi mượn để họ không cần phải mua tài sản trả trước và kiếm thu nhập từ việc chơi các trò chơi này. Các loại yield generating NFT đang được tạo ra nhiều hơn, chẳng hạn như Aito vừa công bố một loại NFT được tích hợp với Aave.
  • Các DAO mua NFT dưới dạng đầu tư: PleasrDAO gần đây đã mua Tor’s NFT với giá 500ETH. DAO này được tạo ra để mua những tác phẩm của nghệ sĩ pplpleasr. FlamingoDAO, Whaleshark và nhiều DAO khác cũng đang đầu tư vào NFT.

(Link tweet: https://twitter.com/withFND/status/1393295866769805313)

Các dự đoán:

  • Tạo ra dòng tiền với NFT: Chẳng bao lâu nữa, NFT có thể mang lại doanh thu cho chủ sở hữu của chúng. Một cách NFT có thể tạo ra doanh thu là thông qua tiền cho thuê quyền sử dụng đất. Ví dụ: chủ sở hữu đất ở các đảo lớn như Cryptovoxels có thể tính tiền thuê từ những người sử dụng đất của họ. Ngày nay, chủ sở hữu đất của Cryptovoxels có thể thêm các “cộng tác viên”, những người có thể xây dựng trên đất của họ, nhưng không sở hữu nó. Trong tương lai, sẽ có các hợp đồng thông minh mà chủ đất và người thuê có thể sử dụng để chỉ định tiền thuê, thời hạn thuê và các điều khoản khác. Một cách khác mà NFT có thể tạo ra doanh thu là thông qua quyền sở hữu bản quyền âm nhạc. Ví dụ: master của các bài hát có thể là NFT kiếm về thu nhập mỗi khi bài hát được phát trực tuyến. Cộng đồng người hâm mộ có thể nhóm lại với nhau và mua các bản nhạc của các nhạc sĩ họ yêu thích. Cách này thực tế đang được vận hành như sau: các cá nhân đang cho thuê các cryptopunk của họ, các nền tảng như reNFT đang thử nghiệm việc cho phép các cá nhân cho thuê NFT, Varda thì đang thử nghiệm với các quỹ đặt cược được sử dụng để mua NFT nhằm tạo ra lợi nhuận từ NFT, Charged Particle cho phép người dùng sử dụng một NFT để đại diện cho một tập các token ERC20 và kiếm tiền lãi từ chúng.
  • Các NFT được phân đoạn phù hợp với hệ sinh thái DeFi: Khi chúng ta phân đoạn các NFT thành các token fungible như ERC20, chúng ta có thể sử dụng các token này với các giao thức DeFi hiện nay. Các token này có thể được hoán đổi thông qua AMM, được đưa vào các pool cho vay, …. Ví dụ: người dùng có thể phân đoạn một bộ sưu tập những tác phẩm NFT bằng cách phát hành một token ERC20, sau đó hoán đổi các token đó thông qua Uniswap. Các giao thức DeFi có thể phát triển các tính năng để tối ưu hóa cho các NFT được phân đoạn, hoặc các giao thức defi mới có thể xuất hiện. Các nền tảng như NFTfi đã cho phép người dùng vay tiền với NFT làm tài sản thế chấp.
  • Tác động tới NFTs : Các nghệ sĩ có thể cung cấp phần trăm doanh thu từ NFTs của họ cho một số vấn đề có tính vô thời hạn, ngay cả sau khi họ chết! Người sáng tạo có thể tạo “NFT tác động” cụ thể để hỗ trợ các vấn đề về môi trường hoặc xã hội.
  • Gây quỹ trước khi có token: Các dự án chưa phát hành token quản trị có thể phát hành NFT để thưởng cho những người ủng hộ sớm. Sau khi token quản trị của họ ra mắt, họ có thể phát hành các token này cho những người đã nắm giữ NFT.

… Và nhiều giới hạn khác của NFT sẽ được khám phá

Những ý tưởng trên đây mới chỉ là bề nổi cho những gì mà NFT có thể được ứng dụng. Hai hướng phát triển chính trong tương lai gần sẽ tạo ra sự bùng nổ của các ứng dụng NFT mới mà chúng ta chưa từng thấy hoặc chưa hình dung:

  1. Các loại tài sản mới được đại diện bởi NFT: Về nguyên tắc thì NFT là một cơ chế chung và có thể dùng để thể hiện quyền sở hữu đối với bất kỳ thứ gì. Cho đến nay, chúng ta chủ yếu sử dụng nó để đại diện cho hình ảnh trực quan và các tệp gif, trò chơi điện tử dựa trên tiền mã hóa và âm nhạc. Các loại nội dung mới sẽ tạo ra các trường hợp sử dụng mới cho NFT. Những nội dung này có thể bao gồm nội dung trò chơi từ các nhà phát triển trò chơi truyền thống, văn bản (đã được phát triển như dự án này của Mirror), phim và video, nhân vật thể thao, hàng hóa vật chất, bất động sản, nhân vật từ các thương hiệu nổi tiếng như Harry Potter hoặc Disney, các nhóm tài sản (đã nổi lên thông qua Charged Particles), và nhiều trường hợp khác.
  2. Chi phí giao dịch thấp: Các trường hợp sử dụng NFT ngày nay chủ yếu tồn tại trên Ethereum, vì vậy chúng đang bị hạn chế bởi chi phí giao dịch cao. Khi có thể tốn hơn $50 để đúc một NFT hoặc để giao dịch, các trường hợp sử dụng NFT có thể bị giới hạn. Do đó, ngày nay chúng ta thường coi NFT là sản phẩm nghệ thuật xa xỉ. Tuy nhiên, các blockchain layer 1 như NEAR, Tezos, v.v. giúp bạn có thể đúc và giao dịch với phí dưới một xu. Nhờ việc không bị ràng hạn chế bởi chi phí giao dịch cao, các nhà phát triển và người sáng tạo sẽ tạo ra các ứng dụng mới cho NFT mà chúng ta thậm chí còn chưa hình dung ra.

Nếu bạn đang nghiên cứu những cách mới để sử dụng NFT, tôi muốn nghe ý kiến của bạn và tham gia vào những gì bạn đang xây dựng!

Disclosure: Electric Capital is an investor in some of the protocols mentioned in this article.

Thank you to Aliaksander “Sasha” Hudzilin, Curtis Spencer, Cuy Sheffield, Julia Rosenberg, Julia Wu, Ken Deeter, Willie Maddox.

Generate comment with AI 2 nL
281

Leave a Comment


To leave a comment you should to:


Scroll to Top
Report a bug👀