NEAR Protocol và Polygon

10 min read
To Share and +4 nLEARNs

Nền tảng Polygon là tâm điểm trong vài tháng vừa qua. Với mục đích giải quyết vấn đề mở rộng mạng lưới (scalability) của Ethereum, giải pháp layer-2 như Polygon đã thu hút được một lượng lớn sự theo dõi từ cộng đồng. . NEAR Protocol không chỉ là một blockchain layer-1 có khả năng mở rộng cao, nó còn cung cấp trải nghiệm  layer 2 tương thích với máy ảo Ethereum  EVM khá giống với Polygon. Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng so sánh 2 dự án này.

Polygon là gì?

Để hiểu về Polygon, chúng ta cần hiểu thế nào là layer-2. Trong mạng lưới Ethereum, blockchain Ethereum được xem như là “layer-1”. Mạng lưới phi tập trung ưu tiên về tính bảo mật và tính chân thật , mà để đảm bảo hai yếu tố này thì chúng ta phải hy sinh tốc độ giao dịch của mạng lưới. Có một hướng giải quyết vấn đề này là xây dựng thêm 1 một mạng lưới phía trên blockchain gốc và giải pháp này có tên là layer-2. Blockchain ủy thác các phép tính phức tạp cho layer phía trên, giúp tăng tốc độ tổng thể theo cấp số nhân. Polygon là một ví dụ về giải pháp layer 2.

Đồng native token của hệ sinh thái Polygon là MATIC. Công dụng chính của đồng MATIC là:

  • Thanh toán và giao dịch giữa 2 bên
  • Cổ phần (staking) và quản trị (governance). Số lượng MATIC bạn có ảnh hưởng đến quyền bỏ phiếu của bạn.
  • Trả các phí giao dịch.
  • Thưởng cho người dùng cung cấp các tài nguyên và dịch vụ tính toán

Matic có tổng cung lên đến 10 tỷ đồng.

Cơ chế hoạt động của Polygon

Polygon có một hệ sinh thái đa cấp sử dụng các sidechains tương thích với EVM. Mục đích của các sidechains này là để mở blockchain chính. Sidechains là các blockchain phụ được liên kết với chuỗi chính thông qua chốt hai chiều (two-way peg). Sidechain có thể có các quy tắc và hệ sinh thái độc nhất của riêng nó. Định kỳ, các sidechains phải cam kết gửi dữ liệu về blockchain chính để đảm bảo các hoạt động được diễn ra liền mạch.

Các nhà phát triển tạo các sidechains của riêng họ để mở rộng quy mô ứng dụng của họ bằng cách sử dụng Polygon SDK.  Polygon trở nên phổ biến trong cộng đồng Ethereum do phí giao dịch rẻ hơn và tốc độ cũng cao hơn.

Polygon sử dụng cơ chế proof-of-stake (PoS), mọi người đều có thể trở thành Validator bằng cách stake MATIC. Validator có thể đảm nhiệm các vai trò sau trong hệ sinh thái:

  • Xác thực các giao dịch bằng cách phê duyệt và xác nhận các giao dịch trong sidechains.
  • Validator có thể đảm nhận việc quản trị bằng cách bỏ phiếu cho các bản nâng cấp khác nhau.
  • Chịu trách nhiệm lựa chọn các block producer cho mỗi điểm kiểm tra. (chúng ta sẽ nói kỹ hơn về vai trò này ở phần sau)

Polygon sidechain là một phần của hệ sinh thái Ethereum trong đó người dùng có thể nhanh chóng thực thi các dự án của họ mà không phải lo lắng về phí gas tăng cao hay số giao dịch được xử lý có phần hạn chế như trên mainnet của Ethereum.

Cách Polygon đảm bảo tốc độ và sự phi tập trung

Cơ chế PoS của Polygon chủ yếu được sử dụng cho nhiệm vụ checkpointing. Điều này có nghĩa là một nhóm các node tạo khối được chỉ định cho mỗi điểm kiểm tra và các block producer này chịu trách nhiệm duy trì và đảm bảo sự đồng thuận. Việc có một số lượng hạn chế các block producer cho phép Polygon tạo khối nhanh hơn rất nhiều so với Ethereum (tạo một khối mất khoảng 1 giây thay vì 20 giây).

Trên hết, Polygon đảm bảo tính phi tập trung bằng cách ủy quyền cho các điểm kiểm tra một cách định kỳ cho blockchain chính là Ethereum. Mọi khối đơn lẻ được tạo bởi block producer phải được xác thực thông qua cơ chế bằng chứng về khối (Proof of Block) đã cam kết với blockchain layer-1 Ethereum.

Tương tác với Polygon như thế nào?

Đây là những gì bạn cần làm để tương tác với các dự án xây dựng trên Polygon Sidechain:

  • Xác định hợp đồng trên mạng Ethereum và khai báo số lượng Token bạn muốn gửi đến Polygon sidechain.
  • Một Smart Contract đặc biệt có tên “RootChainManager” sẽ kích hoạt một hợp đồng khác có tên là “ChildChainManager”. Hai hợp đồng này hoạt động song song với nhau để đảm bảo rằng số lượng token bạn khóa trong mạng Ethereum được chuyển liên tục sang mạng chính.
  • Giờ đây, người dùng có thể chuyển sang mạng Polygon và chấp nhận Token của họ.

Ngược lại, muốn chuyển từ Polygon sang Ethereum thì làm cách nào? Hãy làm theo các bước sau:

  • Bạn phải đốt Token của mình trên Polygon.
  • Việc xác minh việc đốt Token này cần phải được gửi đến mạng Ethereum.
  • Sau khi được xác minh, Token của bạn sẽ được phân bổ lại cho bạn trong ví của bạn.

NEAR Protocol là gì?

Mùa hè năm 2018, Illia Polosukhin và Alexander Skidanov đã tạo ra NEAR Protocol làm nền tảng phát triển lý tưởng cho các ứng dụng phi tập trung. Hầu hết các nền tảng khác có tốc độ thấp, băng thông thấp và khả năng tương thích kém với các blockchain khác.

NEAR Protocol được tạo dựng từ đầu và có các tính năng sau để cho phép khả năng mở rộng và bảo mật tốt:

  • NEAR sử dụng cơ chế tạo khối được gọi là “Doomslug”. Doomslug đảm bảo thời gian tạo khối trong khoảng 1 giây. 
  • NEAR là một hệ thống được chia nhỏ cho phép khả năng mở rộng vô hạn. NEAR dùng một phương thức tiếp cận độc nhất để mở rộng quy mô lên đến hàng tỷ giao dịch theo cách hoàn toàn phi tập trung thay vì phụ thuộc vào các quy trình tập trung như các giao thức khác.

Sharding là gì?

Sharding là một kỹ thuật được dùng trong database (cơ sở dữ liệu) để xử lý những khối dữ liệu cồng kềnh. Sharding phân tách database thành các phần nhỏ gọi là “shards” (mảnh nhỏ). Các shards có thể được xử lý song song nhằm tăng tốc độ tính toán của mạng lưới.

Vậy chính xác những việc gì xảy ra đối với blockchain trong quá trình Sharding? Hãy cùng xem

  • Toàn bộ trạng thái blockchain được chia thành các shards.
  • Mỗi tài khoản đều thuộc về một shard duy nhất và chúng chỉ có thể tương tác với các tài khoản thuộc cùng một shard đó.

Vấn đề với kỹ thuật sharding thông thường là nó yêu cầu các node phải chạy trên phần cứng ngày càng phức tạp, đây là rào cản lớn để một node có thể tham gia vào blockchain. Kỹ thuật sharding của NEAR cho phép các node nhỏ chạy trên các phiên bản đơn giản được lưu trữ trên đám mây.

Aurora là gì?

Aurora cung cấp trải nghiệm layer 2 tương thích với Ethereum trên NEAR và bao gồm Aurora Bridge và Aurora Engine. Các nhà phát triển Ethereum có thể chạy ứng dụng của họ trên Aurora để tận dụng những ưu điểm của NEAR, chẳng hạn như phí gas thấp và sharding. Dưới đây là những cải tiến mà Aurora đang mang lại:

  • Các App có thể xử lý hàng nghìn giao dịch mỗi giây. Đây là một cải tiến theo cấp số mũ so với Ethereum.
  • Aurora cực kỳ nhanh vì nó có thời gian tạo khối là 2 giây so với 15 giây trên Ethereum.
  • Công nghệ sharding của NEAR cho phép hệ sinh thái mở rộng quy mô theo chiều ngang.
  • Phí gas trên Aurora thấp hơn 1000 lần so với phí trên Ethereum.
  • Hoàn toàn tương thích với Ethereum.

DeFi trong hệ sinh thái của NEAR và Polygon

Polygon DeFi

Polygon cho phép bạn sử dụng hầu hết các ứng dụng DeFi phổ biến trên Ethereum, như Curve Finance, 1inch Exchange và Beefy Finance. Theo DappRadar, 5 ứng dụng hàng đầu của người dùng trong 24 giờ qua như sau:

Sushi có vẻ là dapp phổ biến nhất.

Hệ sinh thái DeFi ngày càng phát triển của Polygon đã thu hút nhiều sự chú ý. Hình ảnh sau đây cho bạn thấy tổng giá trị bị khóa (TVL) trong Polygon, hiện là khoảng 5,19 tỷ đô.

TVL đạt mức cao nhất là 10,54 tỷ đô la vào ngày 15 tháng 6 năm 2021. Ngoài ra, khi nói đến giá trị thực tế, Aave là Protocol có TVL lớn nhất, chiếm 40% tổng số TVL.

NEAR DeFi

So sánh với Polygon, NEAR vẫn là một hệ sinh thái mới và đang phát triển nhanh chóng trong 3 tháng qua. Và hiện tại thì TVL chỉ có 141.72 tỷ đô.

Ref Finance là ứng dụng Defi chiếm ưu thế nhất với 80% total value lock.

Ref Finance có một số điểm tương đồng với Uniswap V2, ngoài ra nó hỗ trợ nhiều loại pool hơn, tùy chỉnh phí và nó hoàn toàn thuộc sở hữu của cộng đồng. Ref cũng là nền tảng DeFi đầu tiên trên NEAR. Mục đích chính của Ref là kết hợp DEX, Lending protocol, phát hành tài sản tổng hợp và nhiều hơn nữa.

NEAR mới đây đã công bố một quỹ tài trợ khổng lồ trị giá 800 triệu đô nhằm mục đích cụ thể là tạo ra một hệ sinh thái DeFi lớn hơn và lành mạnh hơn. Quỹ có một số yêu cầu chính, bao gồm những điều sau:

  • 100 triệu đô la cho các công ty khởi nghiệp
  • Quỹ 100 triệu đô la theo từng khu vực
  • 250 triệu đô tài trợ hệ sinh thái sẽ được phân phối trong bốn năm.

NFT trên NEAR và Polygon

Polygon NFT

Polygon là một trong ba blockchain hiện có trên Opensea (một trong những chợ NFT lớn nhất trên thế giới) cùng với Ethereum và Klaytn. Theo xếp hạng của trang web, đây là 5 NFT hàng đầu trên Polygon:

Có vẻ như ZED RUN đang là NFT đứng đầu trong hệ sinh thái của Polygon.

Vậy ZED là gì? Đây là ứng dụng đua ngựa được xây dựng trên blockchain. Bạn sẽ thu thập các chiến mã càng nhiều càng tốt để kiếm về lợi nhuận đều đặn.

NEAR NFT

Hiện tại, có một số nền tảng NFT trên NEAR như Mintbase. Mintbase được bắt đầu xây dựng vào năm 2018 bởi Nate Geier và Calorine Wend, dự án cũng đã huy động được 1 triệu đô la từ vòng tài trợ hạt giống vào năm 2020. Nền tảng này cho phép người dùng tạo và bán tài sản được hỗ trợ bởi NFT. Ngoài ra, người dùng có thể đúc các tài sản kỹ thuật số khác nhau dưới dạng NFT. Những tài sản này có thể bao gồm từ vé sự kiện đến nghệ thuật tiền điện tử.

Điều thú vị là Mintabase từng dự định sẽ khởi chạy trên Ethereum. Tuy nhiên, phí gas cao và tình trạng tắc nghẽn ngày càng gia tăng đã khiến họ không thể làm được điều đó. Vì vậy, Mintbase coi NEAR là một nền tảng tốt hơn Ethereum, với phí gas thấp hơn đáng kể nhờ vào mô hình thực thi hợp đồng hiệu quả hơn.

Kết luận

Polygon là giải pháp layer-2 đã thu hút được nhiều sự chú ý trong năm qua. Ngoài ra, do có mối quan hệ chặt chẽ với cộng đồng Ethereum, dự án này đã trở nên khá phổ biến với cộng đồng .

Mặt khác, NEAR đã cho thấy rất nhiều hứa hẹn bằng cách giải quyết các vấn đề về khả năng mở rộng với công nghệ sharding. Thêm vào đó, khoản tài trợ dành cho các nhà phát triển trị giá 800 triệu đô la sẽ mang lại một lượng đáng kể các ứng dụng tiện ích cho hệ sinh thái của NEAR. Cả hai giao thức – Polygon và NEAR – đều cung cấp một nền tảng hoàn hảo cho các nhà phát triển để xây dựng một nền kinh tế phi tập trung có khả năng mở rộng và hiệu quả cao.

Generate comment with AI 2 nL
92

Leave a Comment


To leave a comment you should to:


Scroll to Top
Report a bug👀