Meta Pool mô-đun 2 – Gọi vốn cộng đồng trên Meta Pool

(68 nL)
13 min read
To Share and +4 nLEARNs

Meta Yield – Gọi vốn cộng đồng không rủi ro

Meta Yield là một nền tảng huy động vốn cộng đồng dựa trên phần thưởng staking không mất phí dành cho các dự án trên hệ sinh thái NEAR đang tìm kiếm hỗ trợ tài chính và tiếp xúc với cộng đồng NEAR.

Mục tiêu của Meta Yield là cung cấp khả năng tiếp cận cộng đồng cho các dự án, cho phép cộng đồng hỗ trợ tài chính cho các dự án web 3.0 được xây dựng trên giao thức NEAR.

Meta Yield Launchpad là một nền tảng huy động vốn từ cộng đồng không rủi ro dành cho các dự án trên NEAR. Launchpad này thúc đẩy việc staking bằng cách cho phép những người ủng hộ dự án góp vốn bằng phần thưởng chứ không nhất thiết là tài sản chính của họ.

Cơ chế gọi vốn độc đáo của Meta Yield góp phần thúc đẩy liquid staking: những người đóng góp vốn cho dự án sẽ được đúc token của dự án đó bằng cách sử dụng phần thưởng staking, thay vì phải dùng các tài sản mà họ đang có.

Meta Yield hoạt động với 4 bước đơn giản sau:

  • Bước 1: Người ủng hộ dự án cam kết và khóa token stNEAR của mình lại để ủng hộ dự án (nếu bạn không có token stNEAR thì có thể truy cập trang web Meta Pool và stake token NEAR của mình)
  • Bước 2: Dự án sẽ chỉ nhận được phần thưởng staking (khoảng 10%) từ nguồn vốn mà cộng đồng đã cam kết và stake ở bước 1.
  • Bước 3: Người ủng hộ dự án sẽ kiếm được token của dự án khi các dự án này triển khai trên NEAR hoặc họ sẽ được airdrop NFT (tính năng này sắp được ra mắt)
  • Bước 4: Người ủng hộ dự án có thể thu hồi lại tài sản mà mình đã cam kết ở bước 1: sau khi quá trình khóa tài sản kết thúc, bạn có thể thu hồi lại 100% token NEAR mà bạn đã stake ở bước 1

Có thể hiểu đơn giản là bạn có thể hỗ trợ dự án gọi vốn, đồng thời nhận được phần thưởng từ token mà dự án sẽ phát hành, đóng góp vào sự phát triển của hệ sinh thái NEAR mà không hề mất đi những token mà mình đã stake.

Bạn sẽ chỉ góp vốn cho dự án bằng phần thưởng staking của mình trong khi vẫn bảo toàn lượng token mình đang có, từ đó xóa bỏ hoàn toàn những rủi ro trong quá trình đầu tư.

Bạn hãy bắt đầu đóng góp cho các dự án NEAR ngay bây giờ bằng cách truy cập trang web https://metayield.app/

Bạn sẽ chỉ được đóng góp một số lượng hữu hạn token stNEAR cho các chiến dịch gọi vốn trên Meta Yield, đúng hay sai?

Correct! Wrong!

Làm thế nào để một dự án được gọi vốn trên Meta Yield?

Meta Yield Platform cung cấp một nền tảng gọi vốn cộng đồng và một cơ chế trả thưởng cho những người ủng hộ dự án gọi vốn trên nền tảng. Tất cả các dự án có chiến dịch gọi vốn trên Meta Yield sẽ được nền tảng chạy marketing miễn phí:

  • Trước khi chiến dịch diễn ra: dự án sẽ được nền tảng quảng cáo trong khoảng 1 tới 2 tuần, trong đó bao gồm các hoạt động như AMA, infographic, hay các bài đăng trên mạng xã hội
  • Quảng cáo về thời điểm dự án sẽ được ra mắt
  • Trong khoảng thời gian diễn ra vòng gọi vốn, Meta Yield Launchpad cũng sẽ thực hiện việc quảng cáo cho chiến dịch

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đang làm việc với nhiều đối tác khác trong hệ sinh thái NEAR cũng có sự quan tâm tới việc hỗ trợ tài chính cho các dự án mới.

Meta Yield lựa chọn dự án như thế nào?

Chúng tôi muốn tạo ra cơ hội cho tất cả mọi người được gọi vốn trên nền tảng của mình, nhưng chúng tôi cũng muốn mang tới cho người dùng và những nhà đầu tư tiềm năng những dự án chất lượng. Bởi vậy, tất cả các dự án muốn trở thành ứng viên gọi vốn trên nền tảng Meta Yield Launchpad sẽ phải thỏa mãn những yêu cầu sau đây:

  • Dự án phải có một đội ngũ vận hành chất lượng

Dự án cần được vận hành bởi một đội ngũ chất lượng và có tinh thần cầu tiến, luôn sẵn sàng phát triển dự án tới các bước tiếp theo sau khi gọi vốn thành công.

Kinh nghiệm của mỗi thành viên trong dự án cần phù hợp với mục tiêu mà dự án đã đề xuất. Lấy ví dụ, nếu như dự án làm trong mảng game thì dự án phải bao gồm một số thành viên đã từng làm việc trong lĩnh vực này.

Các thành viên có kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực khác nhau cũng là một dấu hiệu của một dự án tốt. Việc có các nhà phát triển trong đội ngũ là một điều quan trọng nhưng để thực sự đi xa hơn sau quá trình gọi vốn thì dự án cần có kinh nghiệm tiếp thị, vận hành, thiết kế, …

  • Dự án phải có một cộng đồng mạnh

Chúng tôi mong muốn các dự án tham gia gọi vốn cần xây dựng một cộng đồng mạnh phía sau, chúng tôi thường xuyên kiểm tra mức độ đóng góp và sự tích cực của cộng đồng thông qua các kênh truyền thông và mạng xã hội của dự án như Telegram, Discord, Twitter, Youtube, Instagram, TikTok và một số kênh khác được dự án đề cập trong đơn ứng tuyển của họ.

Yếu tố cộng đồng đóng vai trò rất quan trọng vì 2 lý do chính: chúng tôi thường có bước bỏ phiếu để chọn ra dự án được gọi vốn và yếu tố cộng đồng thường ảnh hưởng lớn tới quyết định bỏ phiếu của chúng tôi. Ngoài ra một phần không nhỏ trong số tiền mà dự án sẽ gọi vốn được đến từ chính cộng đồng phía sau dự án, vì thế điều cần thiết là hãy xây dựng cho mình một cộng đồng mạnh luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

  • Dự án cần có một token và có tokenomic tốt

Các dự án được chúng tôi lựa chọn cần có token riêng vì nó sẽ được sử dụng như một phần thưởng cho những người ủng hộ chiến dịch của họ. Cụ thể, những người hỗ trợ cho dự án sẽ lấy phần thưởng staking của họ để góp vốn cho dự án và đổi lại họ sẽ nhận lại token từ dự án.

Và cũng bởi vì những nhà đầu tư sẽ nhận được phần thưởng là token dự án của bạn, nên việc nói cho họ biết cách sử dụng token này là vô cùng quan trọng (ví dụ dùng token để chơi, mua bán, trao đổi hoặc sử dụng token để tham gia quản trị dự án), bên cạnh đó bạn cũng cần cho họ thấy kế hoạch bạn sẽ làm để tăng thêm giá trị cho những token này.

  • Dự án cần có kế hoạch gọi vốn cụ thể

Hãy nhớ rằng việc có một chiến dịch trên Meta Yield Launchpad cũng tương tự như việc cố gắng huy động tiền từ các nhà đầu tư: họ muốn biết liệu bạn có khả năng xây dựng dự án hay không và bạn sẽ kiếm tiền từ dự án đó như thế nào.

Vì vậy, bạn cần chuẩn bị sẵn sàng để giải thích cơ bản cách mà bạn sẽ sử dụng số tiền mà bạn đã kêu gọi được: dùng vốn để marketing, để cải thiện sản phẩm, dịch vụ, mở rộng các tính năng hiện có, hay bạn sẽ dùng số vốn đó để thay đổi, đổi mới thương hiệu, cải thiện các chức năng của nền tảng, …

  • Dự án cần kết nối tới hệ sinh thái NEAR

Chúng tôi đang làm việc với các dự án, cộng đồng NEAR và việc giao tiếp trên hệ sinh thái này là vô cùng quan trọng. Vì vậy, chúng tôi khuyến khích các bạn hãy thiết lập một mối quan hệ thân thiết với hệ sinh thái các dự án trên NEAR.

Đội ngũ của dự án cần chứng minh rằng họ đã từng hợp tác và biết cách làm việc với các đối tác trên hệ sinh thái NEAR. Ví dụ bạn từng nhận tiền trợ cấp, tham gia các chương trình ươm tạo hoặc là thành viên của các hội nhóm trong hệ sinh thái thì sẽ là một dẫn chứng thuyết phục cho điều kiện này của chúng tôi.

Điều này đảm bảo rằng hệ sinh thái NEAR đã biết tới dự án của các bạn và khi dự án được triển khai trên mainnet, hệ sinh thái sẽ sẵn sàng để hỗ trợ nó.

Một dự án muốn được gọi vốn trên Meta Yield phải là một dự án có tầm nhìn triển khai trên nhiều chuỗi khối khác nhau, đúng hay sai?

Correct! Wrong!

Tôi có thể tìm thêm thông tin về Meta Yield ở đâu?

Bạn có thể tìm hiểu thêm các thông tin tại trang web của Meta Yieldblog của chúng tôi.

Chợ Meta Bond – Bán tài sản đang khóa trên Meta Yield

Chợ Meta Bond được sinh ra nhằm mang tới một công cụ để mua bán và đề xuất các loại trái phiếu khác nhau được sinh ra từ việc staking để hỗ trợ các dự án gọi vốn trên Meta Yield.

Bạn có thể truy cập trực tiếp vào chợ Meta Bond tại địa chỉ metabondmarket.app

Kết nối ví NEAR với chợ Meta Bond

Tại trang web của chợ Meta Bond: metabondmarket.app, bạn hãy liên kết với ví NEAR của mình để có toàn quyền truy cập vào các tài sản tiền mã hóa. Nhấn vào nút “Connect Wallet” và chọn tài khoản NEAR bạn muốn kết nối.

Meta Bond hoạt động như thế nào?

Cơ chế hoạt động của Meta Bond có thể được hiểu qua 4 bước đơn giản sau:

  • Bước 1: Hỗ trợ các dự án trên Meta Yield
  • Bước 2: Nhận về một lượng trái phiếu (bond) tùy theo lượng tài sản mà bạn đã đầu tư cho các dự án trên Meta Yield và các phần thưởng liên quan
  • Bước 3: Đưa ra đề nghị bán trái phiếu trên Meta Bond
  • Bước 4: Hoặc mua trái phiếu từ những người bán khác trên nền tảng

Nếu các dự án gọi vốn trên Meta Yield có thể đạt được mục tiêu gọi vốn đầu tiên thì những người ủng hộ của dự án sẽ được thưởng token riêng của dự án với số lượng tương ứng với lượng vốn mà họ đã cam kết ủng hộ.

Khi thời gian gọi vốn kết thúc, chợ Meta Bond sẽ phát hành hai loại trái phiếu(bond) cho những người ủng hộ dự án:

  • Loại trái phiếu thứ nhất có số lượng tương ứng với giá trị NEAR của lượng token stNEAR được khóa tại thời điểm kết thúc vòng gọi vốn
  • Loại trái phiếu thứ hai có số lượng phụ thuộc vào lượng token của dự án được hỗ trợ nhận được khi phát hành dần dần

Người ủng hộ dự án có thể bán một trong hai loại trái phiếu bất cứ lúc nào trong thời gian tài sản của họ trên Meta Yield vẫn đang bị khóa.

Nếu như trái phiếu không được rao bán thì khi kết thúc thời gian khóa tài sản trên Meta Yield, khoản đầu tư sẽ được trả về cho người đang nắm giữ các trái phiếu này và phần thưởng của việc hỗ trợ dự án gọi vốn cũng được ủy quyền phát hành dần dần theo đề xuất.

Với mỗi loại trái phiếu bạn có thể thực hiện một trong những hành động sau:

  • Chia nhỏ thành nhiều trái phiếu
  • Rao bán trực tiếp
  • Đấu giá trái phiếu

Bạn cũng cần cài đặt thời điểm mà những trái phiếu này được rao bán.

Nếu trái phiếu được bán thì người bán sẽ nhận được lượng token tùy theo giá bán nếu như đó là bán trực tiếp hoặc nhận về mức đấu giá tốt nhất nếu họ lựa chọn đấu giá trái phiếu của mình.

Nếu trái phiếu không bán được, nó sẽ sẵn sàng để được bán lại hoặc vẫn thuộc quyền sở hữu của người bán và người bán có thể rao bán lại nếu muốn.

Meta Bond cho phép bạn bán token đã bị khóa khi bạn tham gia hỗ trợ chiến dịch trên Meta Yield

Correct! Wrong!

Nền tảng chợ Meta Bond

Menu của nền tảng

Bond Market – Chợ trái phiếu

Mục này sẽ hiển thị tất cả các trái phiếu được rao bán trên nền tảng. Dữ liệu của mỗi trái phiếu được hiển thị và bạn có thể mua hoặc ra giá cho chúng.

My Bonds – Danh sách các trái phiếu của tôi

Mục “My Bonds” hiển thị chi tiết tất cả các trái phiếu mà người dùng sở hữu. Tại mục này, người dùng có thể:

  • Thấy tất cả các thông số của trái phiếu mình đang sở hữu
  • Bán trái phiếu
  • Hợp nhất các trái phiếu (chú ý: để hợp nhất 2 trái phiếu thì tất cả các tiêu chí của hai trái phiếu này phải khớp nhau, bao gồm tài sản đằng sau trái phiếu, ngày đáo hạn và ngày hết hạn nếu có)
  • Chia nhỏ trái phiếu (trái phiếu chỉ có thể được chia nhỏ khi không có phần nhỏ nào của nó đã được thu hồi)

My Sales – Danh sách các đơn hàng của tôi

Trong mục này, bạn có thể xem các trái phiếu mà mình đã hoặc đang rao bán.

  • Rao bán trực tiếp: người mua ra giá thầu trực tiếp, người bán sẽ thấy trong mục này rằng việc bán hàng đã được thực hiện và có thể nhận được các token tương ứng.
  • Bán đấu giá: người trả giá cao nhất là người chiến thắng và khi kết thúc phiên đấu giá người bán sẽ nhận được lượng token từ người thắng đấu giá
  • Kết thúc thời gian đấu giá: nếu vào cuối phiên đấu giá không có đề nghị mua nào thì người bán có thể rao bán lại trái phiếu của mình hoặc lựa chọn kết thúc phiên đấu giá.

Chú ý: nếu trái phiếu đã được bán thành công thì người bán phải nhập vào số lượng trái phiếu đã bán và nhấn vào nút “get tokens” để hoàn tất việc đóng đơn hàng. Quá trình đóng đơn hàng này phải làm thủ công.

Trái phiếu đảm bảo

Khi rao bán trái phiếu, hệ thống sẽ yêu cầu từ bạn một số tiền tối thiểu (hiện tại là 1 NEAR) như một loại phí bảo lãnh.

Điều này cho phép hệ thống chỉ nắm giữ các trái phiếu đại diện cho số tiền bảo lãnh tối thiểu được đề cập.

Khi kết thúc quá trình bán, số tiền phí bảo lãnh này sẽ được trả lại cho người bán.

My Bids – Danh sách thầu của tôi

Trong mục “My bids” này, người dùng có thể xem những đề nghị của họ cho các trái phiếu đang được đấu giá.

Các trái phiếu được bán trực tiếp sẽ không được hiển thị ở đây vì chúng đã được hiển thị trong mục “My Bonds” được đề cập ở phía trên.

Nếu bạn đang không dẫn đầu trong một phiên đấu giá thì hệ thống sẽ cho phép bạn tăng giá đề xuất mua của mình hoặc hủy đề xuất mua bằng cách thu hồi lại lượng token mà bạn đã ra giá.

Trạng thái của các trái phiếu trong phiên đấu giá

Phiên đấu giá đang diễn ra

  • Đang thua: đề nghị mua của bạn đang thấp hơn của một ai đó. Bạn có thể tăng mức giá đề xuất hoặc thu hồi lại đề xuất của mình
  • Đang thắng: đề xuất mua của bạn đang dẫn đầu phiên đấu giá. Tuy nhiên, bạn vẫn phải chờ cho tới khi phiên đấu giá kết thúc để chắc chắn rằng mình đã thắng phiên đấu thầu

Phiên đấu giá kết thúc

  • Thắng: nếu bạn thắng sau khi phiên đấu giá kết thúc thì trạng thái này sẽ được hiển thị. Bạn có thể thu hồi lại trái phiếu mà mình vừa thắng thầu.
  • Thua: nếu kết thúc phiên đấu giá, bạn không phải người ra giá cao nhất thì trạng thái này sẽ được hiển thị. Bạn có thể thu hồi lại lượng token mà mình đã dùng để đấu giá cho trái phiếu.

Tồn tại rủi ro cao của việc bị thanh lý khi bạn rao bán trái phiếu của mình trên chợ Meta Bond, đúng hay sai?

Correct! Wrong!

Hướng dẫn từng bước tham gia chợ Meta Bond

 

Generate comment with AI 2 nL
1

1 thought on “Meta Pool mô-đun 2 – Gọi vốn cộng đồng trên Meta Pool”

Leave a Comment


To leave a comment you should to:


Scroll to Top
Report a bug👀