NEAR 🤝 Ethereum 

(10 nL)
18 min read
NEAR 🤝 Ethereum 
To Share and +4 nLEARNs

Hiện nay, Ethereum là nền tảng điện toán số một trong thế giới tiền điện tử, với phần lớn hợp đồng thông minh (Smart contract) và ứng dụng phi tập trung (decentralized application – dApps) dựa trên công nghệ chuỗi khối (blockchain).Bên cạnh đó, trong thị trường cũng có những nền tảng điện toán khác tương tự như Ethereum.

Dù Ethereum là nền tảng số một khi nói về hợp đồng thông minh và tài chính phi tập trung (decentralized finance – DeFi) không có nghĩa là nó không có bất cứ vấn đề nào. Ethereum có một vấn đề rõ ràng và nó thậm chí là vấn đề lớn với khả năng mở rộng của nền tảng này. Nó không thể tự mở rộng mạng lưới của mình.

Đây là vấn đề mà NEAR sẽ nhảy vào giải quyết. Điểm khác biệt vượt trội của NEAR là nó sử dụng cơ chế đồng thuận “Bằng chứng Cổ phần” (Proof-of-State) cho việc phân đoạn dữ liệu (sharding).Trước khi tìm hiểu sâu hơn, hãy cùng đọc qua về Ethereum và NEAR:

Ethereum là gì?

Nếu xem định nghĩa về Ethereum trên website chính thức của nó, thì bạn sẽ thấy định nghĩa:

“Ethereum là một ngôi nhà của tiền kĩ thuật số, thanh toán toàn cầu và ứng dụng phi tập trung. Cộng đồng đã dựng lên một nền kinh tế số phát triển, cách thức mới đầy sáng tạo cho những người sáng tạo kiếm tiền trực tuyến và hơn thế nữa. Nó chào đón tất cả mọi người dù bạn có ở đâu trên thế giới.”

Được thành lập năm 2015 bởi Vitalik Buterin, Ethereum đã khẳng định bản thân là đồng tiền ảo lớn thứ hai theo vốn hoá thị trường, chỉ sau Bitcoin. Ethereum được tạo ra từ ý tưởng của Bitcoin, điều này làm nó không chỉ là một đồng tiền ảo đơn thuần mà còn có khả năng cho phép người dùng gửi và nhận giá trị mà không có bất cứ sự can thiệp của bên thứ ba.

Ethereum đảm bảo tính phi tập trung bằng cách thay thế các máy chủ tập trung bằng hàng ngàn node, đảm bảo rằng nền tảng luôn trực tuyến và không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ bên thứ ba nào. Hợp đồng thông minh (Smart contract) cũng là thành phần không thể thiếu trong hệ sinh thái của Ethereum và vì giao thức phần mềm này hỗ trợ cả ứng dụng phi tập trung và hợp đồng thông minh, nên nó đặc biệt thu hút các nhà lập trình viên cũng như người dùng.

Ethereum đang nâng cấp lên  phiên bản Ethereum 2.0 hay được biết với tên Serenity. Bản nâng cấp này cải thiện đáng kể về khả năng mở rộng (scalability), hiệu suất (efficiency) và tốc độ của blockchain Ethereum. Thêm vào đó, sự nâng cấp này sẽ cho phép nền tảng Ethereum giảm thiểu phí gas và thực hiện nhiều giao dịch hơn, nâng cấp khả năng mở rộng chuỗi mà không ảnh hưởng rủi ro về an ninh (security).

Sự đổi mới cho thấy Ethereum sẽ chuyển sang cơ chế đồng thuận Bằng chứng cổ phần (Proof-of-Stake hay PoS). PoS sẽ có những validator (người xác nhận giao dịch) sẽ được lựa chọn theo thuật toán để cung cấp bảo mật cho nền tảng. Validator sẽ bảo mật nền tảng bằng cách khóa ETH của họ. Bất kỳ tài khoản nào hành động chống lại lợi ích của nền tảng đều bị cắt cổ phần của họ, đảm bảo tính bảo mật của nền tảng.

Giao thức NEAR là gì?

Giao thức NEAR là gì?

Giao thức NEAR ra mắt vào vào mùa hè năm 2018. Một nền tảng phát triển phi tập trung, giao thức này đã được thiết kế để tạo ra một môi trường hoàn hảo cho những ứng dụng phi tập trung, tập trung vào những khuyết điểm của các nền tảng khác trong Smart contract và kho ứng dụng dApp. Sự thiếu sót ấy chủ yếu về vấn đề về tốc độ chậm, thông lượng thấp, và khả năng tương thích kém với những chuỗi khác.

NEAR vận hành trên nền tảng giao thức NEAR, một PoS blockchain, kết hợp cùng một số tính năng và cải tiến để giảm thiểu chi phí và tăng khả năng mở rộng cho cả người dùng và developer. Hơn nữa, NEAR có giải pháp độc quyền gọi là “Sharding”

Nó còn ra mắt một cơ chế sản sinh khối được đề xuất năm 2019 với tên gọi là “Doomslug”. Doomslug đảm bảo các blocks nhận được giá trị cuối cùng của mạng trong vài giây.

Giao thức này dựa trên công nghệ tương tự như Bitcoin, kết hợp với những tính năng khác như sharding. Giao thức NEAR được phát triển từ con số không và đã trở thành mạng lưới dễ truy cập nhất cho người dùng và developer mà vẫn giữ được tính mở rộng (scalability) và khả năng bảo mật (security).

Hầu hết các blockchain hỗ trợ khả năng mở rộng đều tập trung trong tác vụ xử lý, giới hạn ở phần cứng cao cấp, điều này tạm thời sẽ làm tăng cao thông lượng , NEAR cho phép nền tảng mở rộng quy mô tuyến tính, lên đến hàng tỷ giao dịch theo cách hoàn toàn phi tập trung.

NEAR được phát triển bởi NEAR collective, một cộng đồng các developer và nhà nghiên cứu hợp tác xây dựng dự án. Một số tính năng quan trọng của NEAR

  • NEAR là hệ thống Sharding (tạm dịch là phân đoạn) cho phép khả năng mở rộng vô hạn.
  • Một giao thức dễ sử dụng, NEAR cho phép các developer xây dựng ứng dụng một cách dễ dàng và nhanh chóng.
  • NEAR không phải là một chuỗi phụ mà là một giao thức Layer-1.
  • dApps được tạo bằng cách sử dụng NEAR chạy trên hạ tầng NEAR bên

NEAR Collective là gì?

NEAR Collective bao gồm các tổ chức cá nhân và những người đóng góp khác đang liên tục làm việc để cải thiện Giao thức NEAR. Tập thể này làm việc trên các dự án như viết mã nguồn và triển khai cho mạng NEAR. NEAR hoàn toàn phi tập trung, hoạt động độc lập và không thể bị tắt hoặc thao túng, ngay cả bởi những người đã xây dựng nó.

NEAR Collective có các thành viên như NEAR Foundation. NEAR Foundation là một tổ chức phi lợi nhuận tập trung vào việc tạo ra một hệ sinh thái sôi động xung quanh blockchain NEAR. Nó giúp điều phối các hoạt động quản trị và phát triển.NEAR Collective có một số dự án và NEAR chỉ là một trong số các dự án dưới sự bảo trợ của Collective.

Tại sao những blockchain như NEAR lại cần thiết?

Để hiểu được điều này, chúng ta trước hết phải biết được sự phát triển của công nghệ blockchain. Blockchain có thể được chia thành ba giai đoạn hoặc thế hệ. Các blockchain thế hệ đầu tiên được thiết kế để trở thành một cơ chế thanh toán đơn giản. Bitcoin là một ví dụ về blockchain thế hệ đầu tiên đã khẳng định vị thế vững chắc trong thế giới tiền điện tử như một nền tảng số một. Tuy nhiên, các blockchain thế hệ đầu tiên có những hạn chế liên quan đến những giao dịch phức tạp.

Nền tảng blockchain thế hệ thứ hai nổi bật nhất là Ethereum và khái niệm Smart Contract, cho phép các developer sử dụng chúng và lập trình các giao dịch phức tạp hơn và tạo dApps. Nhưng các blockchain thế hệ thứ hai gặp phải các vấn đề nghiêm trọng về khả năng mở rộng. Ví dụ, Ethereum chỉ có thể xử lý khoảng 25 giao dịch mỗi giây, hãy so sánh con số này với các nền tảng chính thống như Visa hoặc PayPal, và bạn có thể thấy Ethereum đang tụt lại bao xa.

Ethereum đã cố gắng khắc phục các vấn đề về khả năng mở rộng của nó bằng cách triển khai các giải pháp Layer-2, như giao thức plasma, tạo ra một lớp bổ sung chạy song song với chuỗi chính. Tuy nhiên, các giải pháp Layer-2 vẫn chưa tạo ra được sự chú ý.

Điều này đưa chúng ta đến NEAR, một blockchain thế hệ thứ ba. NEAR loại bỏ ý tưởng rằng mỗi node trên mạng phải chạy toàn bộ mã vì nhóm tin rằng tất cả những gì nó làm chỉ tạo ra tắc nghẽn. Thay vào đó, blockchain khắc phục các vấn đề về khả năng mở rộng bằng cách sử dụng kỹ thuật sharding, cho phép blockchain mở rộng công suất mạng. Không giống như các blockchain thế hệ thứ hai sử dụng giải pháp Layer-2, sharding là giải pháp Layer-1.

Sharding là gì?

Trước khi tiếp tục sâu hơn, hãy cùng tìm hiểu về sharding. Đôi khi các hệ thống phải xử lý rất nhiều dữ liệu. Điều này ảnh hưởng đến hiệu suất của hệ thống, làm giảm thông lượng và ảnh hưởng đến hiệu suất của hệ thống. Sharding khắc phục điều này bằng cách phân vùng dữ liệu theo chiều ngang, làm cho dữ liệu nhỏ hơn, dễ quản lý và quan trọng hơn là xử lý nhanh hơn.

NEAR và Ethereum: NEAR và Ethereum hoạt động như thế nào?

Ethereum

Ethereum không chỉ là một nền tảng tài chính thực hiện các giao dịch; nó cũng hỗ trợ các ứng dụng phi tập trung dApp và Smart contract. Ethereum dựa trên công nghệ blockchain và sử dụng sổ cái công khai, nơi lưu trữ tất cả các giao dịch đã xác minh. Bất kỳ ai muốn xem các giao dịch đều có thể truy cập được, đảm bảo tính minh bạch (Transparency) hoàn toàn trong khi đảm bảo dữ liệu được lưu trữ trong blockchain không thể bị thay đổi hoặc thao túng.

Blockchain của Ethereum tương tự như blockchain Bitcoin và hoạt động như một sổ cái công khai lưu giữ hồ sơ về tất cả các giao dịch và lịch sử hợp đồng thông minh. Các tình nguyện viên trên toàn thế giới lưu trữ một bản sao của toàn bộ blockchain Ethereum, làm cho blockchain này trở nên hoàn toàn phi tập trung. Mỗi khi một hành động như giao dịch hay hợp đồng thông minh diễn ra trên blockchain, tất cả các nút trên toàn thế giới sẽ xử lý nó, đảm bảo rằng các quy tắc blockchain được tuân thủ.

Tất cả các Node được kết nối và tuân theo cùng một bộ quy tắc trên hệ thống. Các Node của Ethereum cũng theo dõi trạng thái của tất cả các ứng dụng, số dư của người dùng và mã hợp đồng thông minh, đảm bảo rằng tất cả thông tin luôn được cập nhật.

Nhờ Solidity, các developer có thể viết các hợp đồng thông minh có thể quản lý các giao dịch trên blockchain và kết quả của chúng. Hợp đồng thông minh khác với các hợp đồng truyền thống vì chúng đảm bảo rằng các điều khoản của hợp đồng được thực hiện. Ngoài ra, chúng tự động thực hiện các giao dịch khi một tập hợp các điều kiện xác định trước được đáp ứng, loại bỏ tất cả các bên thứ ba liên quan đến bất kỳ giao dịch nào

NEAR

NEAR sử dụng công nghệ blockchain, giống như các blockchain khác như Ethereum và Cardano. NEAR hoạt động như một blockchain hạ tầng mà các ứng dụng có thể được xây dựng và triển khai. Nó sử dụng một cơ chế đồng thuận được gọi là Nightshade giúp nó đạt được thông lượng cao. Cơ chế đồng thuận của NEAR giả định rằng các giao dịch từ tất cả các Shard kết hợp để tạo thành một khối, đó là lý do tại sao mỗi Shard giữ một phần của mỗi khối. Phần này được gọi là một chunk.

Validator được chọn ngẫu nhiên, sau đó xử lý các giao dịch trên nhiều shard, nâng cao khả năng giao dịch của giao thức NEAR. Các chunk được xử lý và sau đó được lưu trữ trên blockchain, hoàn thành các giao dịch.

NEAR không chạy theo ý tưởng rằng mỗi note phải xử lý toàn bộ mã. Thay vào đó, nó giải quyết các vấn đề về khả năng mở rộng bằng cách sử dụng sharding. Thông qua sharding, dữ liệu được phân vùng theo chiều ngang, giúp quản lý dễ dàng hơn và xử lý nhanh hơn.

NEAR và Ethereum: Cơ chế đồng thuận

Ethereum

Hiện tại, Ethereum sử dụng cơ chế đồng thuận Proof-of-Work, nhưng với Ethereum 2.0 sắp tới, nền tảng này sẽ chuyển sang cơ chế đồng thuận Proof-of-Stake. Proof-of-Stake sẽ được thực hiện với giao thức Casper, tạo ra một hệ sinh thái độc lập. Trước khi hoàn toàn chuyển sang cơ chế Proof-of-Stake, Ethereum sẽ thực hiện cơ chế đồng thuận lai giữa PoW và PoS.

Hãy cùng đào sâu vào cách thức hoạt động của cả Proof-of-Work và Proof-of-Stake. Proof-of-Work yêu cầu các thợ đào (miner) phải cạnh tranh với nhau, sử dụng lượng lớn sức mạnh tính toán để giải quyết các vấn đề toán học phức tạp nhằm xác thực các giao dịch. Khi giao dịch được xác thực, người khai thác sẽ được thưởng. Ethereum đang chuyển sang cơ chế Proof-of-Stake vì Proof-of-Work có một số vấn đề, chẳng hạn như tiêu thụ năng lượng cao. Việc chuyển đổi cũng đang được thực hiện để giải quyết các vấn đề về khả năng mở rộng của Ethereum.

Trong cơ chế đồng thuận Proof-of-Stake, những validator đặt cược ETH của họ, sau đó họ được chọn ngẫu nhiên để chứng thực một khối. Validator được chọn đề xuất một khối, trong khi các validator khác cần chứng thực rằng họ đã nhìn thấy khối đó. Khi họ đã xác thực khối, nó sẽ được thêm vào blockchain và những người này sẽ được thưởng. Do đó, những validator được thưởng cho cả việc đề xuất và chứng thực khối.

NEAR

NEAR Protocol đã triển khai Nightshade Sharding như là cơ chế đồng thuận Proof-of-Stake của họ. Chúng ta đã thảo luận về sharding là gì, vì vậy chúng ta có thể bỏ qua phần đó. Tuy nhiên, phương pháp sharding đang được sử dụng ngày nay có những vấn đề của nó, chẳng hạn như quy tắc lựa chọn fork trong cả chuỗi shard và chuỗi báo hiệu cần được xây dựng và thử nghiệm khác nhau.

Tuy nhiên, Nightshade coi hệ thống như một blockchain duy nhất và mỗi khối chứa các giao dịch cho tất cả các shard. 

Người tham gia không cần tải xuống trạng thái đầy đủ mà thay vào đó chỉ duy trì trạng thái là một phần của phân đoạn mà họ đang xác thực giao dịch. Danh sách tất cả các giao dịch trong mỗi khối được tạo, sau đó được chia thành nhiều phần, với mỗi shard được để cử.

Validator là một phần quan trọng của giao thức NEAR, duy trì sự đồng thuận trên giao thức. Do đó, họ cần giữ hệ thống của mình được cập nhật mọi lúc đồng thời giữ cho máy chủ của họ trực tuyến.

  • Validator được lựa chọn với mọi chu kỳ (epoch) dựa trên số tiền đặt cược của họ.
  • Validator có thể được tham gia lại bằng cách cược lại token và phần thưởng của họ.
  • Validator có thể tăng cường cổ phần của họ theo hai cách, mua thêm token hoặc mượn chúng thông qua ủy quyền cổ phần.

NEAR và Ethereum: Token

Token gốc của Ethereum, Ether, khuyến khích các lập trình viên tiếp tục vận hành giao thức của blockchain vì phần cứng cung cấp năng lượng cho Ethereum rất đắt và tiêu thụ một lượng điện năng đáng kể. Do đó, cả những người khai thác và lập trình viên đều được thưởng bằng Ether vì đã sử dụng tài nguyên của họ và giữ cho hệ sinh thái Ethereum an toàn và hoạt động.

Developer cũng sử dụng Ether để thanh toán vì vậy họ ra mắt Smart Contract hoặc những ứng dụng phi tập trung trên Ethereum blockchain. Điều này cũng phục vụ cho việc truy cập vào smart contract.

Token gốc của NEAR, NEAR token, được dùng để khuyến khích những validator trong mạng lưới. Token này cũng thúc đẩy các giao dịch và hợp đồng thông minh trên blockchain. NEAR là nền tảng chi phối bởi cộng đồng nên người sở hữu token cũng sẽ có tầm ảnh hưởng trong việc quản trị nền tảng NEAR, bỏ phiếu quyết định cho những thay đổi tiềm năng của nền tảng.

Những dự án trên Ethereum và giao thức NEAR

Ethereum là nền tảng đi đầu khi đề cập tới ứng dụng và tài chính phi tập trung với hơn 3000 dApps hoạt động trên blockchain của họ. Hầu hết những dự án của Ethereum tập trung vào Defi, mở rộng việc sử dụng tiền điện tử để thực hiện các mục đích sử dụng tài chính phức tạp hơn.

Một số dự án đi đầu trên Ethereum blockchain:

  • Uniswap
  • MakerDAO 
  • Chainlink 
  • Aave

Mặc dù mainnet của NEAR chỉ mới ra mắt cách đây một năm hơn, đã có một số nền tảng đang được xây trên nó. Một trong những dự án trên giao thức NEAR là:

  • MintbaseMột nền tảng chuyên dụng để đơn giản hóa việc phát hành và bán NFT đồng thời làm cho toàn bộ quy trình rẻ hơn.
  • Flux – Flux là một giao thức thị trường mở phi tập trung. Nó ra mắt trên hạ tầng NEAR vào năm 2020.
  • Paras – Paras là một thị trường NFT tập trung vào các tác phẩm do các nghệ sĩ được chọn lọc tạo ra.

Chương trình NEAR Grants, hiện do NEAR Foundation điều hành, hỗ trợ các dự án cho phát triển trên hệ sinh thái NEAR.

The NEAR Grants Program, currently operated by the NEAR Foundation, supports projects that enable the growth of the NEAR ecosystem. 

Aurora trên giao thức NEAR

Aurora được ra mắt trên hạ tầng NEAR, cung cấp giải pháp Layer-2. Một giải pháp cho phép developer vươn ra các thị trường khác, Aurora tận dụng những tính năng của giao thức NEAR như phí gas và sharding. Nó hoạt động dựa trên 2 thành phần cốt lõi, Aurora Bridge và Aurora Engine.

Một số cải tiến mà Aurora mang lại:

  • Khả năng xử lý hàng nghìn giao dịch mỗi giây, cao hơn 50 lần so với Ethereum.
  • Thời gian xác nhận khối là 2 giây, so với thời gian xác nhận khối đơn lẻ là 13 giây trên Ethereum .Ngoài ra, tính hoàn thiện nhanh chóng của blockchain NEAR cũng làm giảm đáng kể nguy cơ cho các cuộc tấn công.
  • Hệ sinh thái tăng trưởng trong tương lai, phương pháp tiếp cận sharding của giao thức NEAR cho phép mở rộng quy mô EVM theo chiều ngang và giao tiếp không đồng bộ giữa nhiều phân đoạn.
  • Phí trên Aurora thấp hơn 1000 lần so với phí trên Ethereum. Để lấy một ví dụ, chuyển Token ERC-20 trên Aurora có giá dưới $0,01, trong khi trên Ethereum, chi phí khoảng $5,40.
  • Aurora cung cấp khả năng tương thích nhất định với Ethereum qua giao thức NEAR.

Aurora cung cấp giải pháp cho các vấn đề hiện tại và tương lai của hệ sinh thái Ethereum, đồng thời đảm bảo không có quá nhiều thay đổi trong cả Smart contract lẫn front-end code

Ưu điểm của giao thức NEAR

Giải pháp Sharding của NEAR mang lại cho nó một lợi thế rất lớn so với các nền tảng như Ethereum và Bitcoin, giải quyết vấn đề về khả năng mở rộng kém và tắc nghẽn thường xuyên trên mạng Ethereum. Bằng cách làm cho giao thức của họ được chia nhỏ, những người sáng lập NEAR sẽ chia mã của blockchain thành các chunk chạy trên các node song song. Điều này làm tăng tốc độ xử lý mã và giải quyết các vấn đề về khả năng mở rộng nhờ việc phân mảnh mã.

Ngoài ra, giao thức NEAR còn có một số tính năng độc nhất giúp nó trở thành đề xuất hấp dẫn với người dùng và validator như:

  • Trải nghiệm người dùng linh hoạt và khả năng truy cập vào các dịch vụ chạy trên nền tảng NEAR cũng có quy trình giới thiệu dễ hiểu.
  • Do giao thức sharding của NEAR, validator có thể tham gia nền tảng mà không cần tải xuống phần mềm phức tạp. Sau đó, họ có thể nhận được token bằng cách xác thực các giao dịch trên nền tảng.
  • NEAR cho phép các doanh nghiệp tùy chỉnh quyền cho người dùng của họ. Với sự tăng trưởng ổn định trên nền tảng, các developer có thể tiếp cận với lượng khách hàng đang tăng lên từng ngày.

Tương lai của giao thức NEAR

Với sự ra mắt của Ethereum-to-NEAR bridge, còn được gọi là Rainbow Bridge, người dùng có thể kết nối các Ethereum ERC-20 token của họ với NEAR và bắt đầu sử dụng chúng trong hệ sinh thái ứng dụng phi tập trung của NEAR. Sự phát triển này là một bước tiến lớn đối với tầm nhìn của nhóm sáng lập là làm cho nền tảng dễ tiếp cận nhất có thể.

NEAR cũng đang làm việc để triển khai hỗ trợ Máy ảo Ethereum (EVM). Sau khi quá trình này hoàn tất, các developer có thể triển khai lại các dApp của họ trên NEAR với những thay đổi tối thiểu và khởi chạy trên những chain khác.

Giao thức NEAR đã công bố quan hệ đối tác với Chainlink, cùng với sự ra mắt của Rainbow Bridge, cho phép tương tác giữa NEAR và Ethereum.

Kết luận   

Giao thức NEAR cho thấy rất nhiều hứa hẹn, sử dụng sharding để giải quyết các vấn đề về khả năng mở rộng của blockchain thế hệ thứ hai. Ngoài ra, NEAR làm tăng đáng kể thông lượng mà không ảnh hưởng đến tính bảo mật của nền tảng.

Nhờ có NEAR Collective, hàng trăm kỹ sư và developer blockchain đang làm việc để cải thiện giao thức 24/7. NEAR cũng đã ra mắt mainnet của mình và mạng này đã sẵn sàng hỗ trợ các dApp và các dịch vụ khác. Với trọng tâm là đảm bảo Nền tảng NEAR dễ sử dụng cho validator, người dùng cuối và developer, NEAR đã nổi lên như một thế lực trong thế giới nền tảng Smart contract.

Mặt khác, Ethereum vẫn giữ được vị trí dẫn đầu nhờ cộng đồng developer tài năng và hệ sinh thái DeFi và NFT đang phát triển mạnh mẽ. Cả hai giao thức này đều cung cấp một nền tảng tuyệt vời cho các developer để xây dựng hệ sinh thái phi tập trung của tương lai.

Generate comment with AI 2 nL
178

Leave a Comment


To leave a comment you should to:


Scroll to Top
Report a bug👀